Gai đôi cột sống là một bệnh bẩm sinh, bắt đầu hình thành từ giai đoạn bào thai do ống sống không đóng hoàn toàn. Bệnh thường gặp ở đoạn thắt lưng cùng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động cũng như tâm lý của người bệnh. Vì vậy, nhiều bệnh nhân có phân vân có nên phẫu thuật hay không? Vậy bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh gai đôi cột sống và nên xử trí như nào cho phù hợp.
Tìm Hiểu về Gai Đôi Cột Sống
Gai đôi cột sống được chia làm 3 loại chính:
- Gai đôi cột sống ẩn ở mức độ nhẹ và phổ biến nhất hiện nay. Hình thức này của gai đôi cột sống, thường xảy ra trong 10-20% dân số, ít khi gây khuyết tật hoặc triệu chứng đau nhức. Gai đôi cột sống được phát hiện khi có các biểu hiện đau lưng, đi khám, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống.
- Gai đôi có nang: Trường hợp này bao gồm một nhóm các khuyết tật trong đó tủy sống được đánh dấu bởi các dị dạng của xương, hoặc màng não. Hầu hết các trường hợp có ít hoặc không có triệu chứng cụ thể, còn ở những trường hợp khác có dị tật sẽ gây tê liệt hoặc gây rối loạn chức năng đường ruột và tiết niệu.
- Thoát vị màng não ở trẻ nhỏ, khi đó xuất hiện khối thoát vị vùng thắt lưng, do khe hở quá lớn phần ống sống thông trực tiếp với phần mềm bên ngoài. Thành phần thoát vị có thể bao gồm dịch não tủy, tủy sống, dây thần kinh.
Trong 3 thể bệnh thì gai đôi có nang và thoát vị màng não cần chỉ định phẫu thuật từ khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên trẻ vẫn có những ảnh hưởng đến quá trình vận động và phát triển, thậm chí là liệt hai chân, rối loạn cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện.
Việc chẩn đoán bệnh gai đôi rất khó khăn và phức tạp do hầu hết bệnh không có biểu hiện, triệu chứng gì cụ thể. Đồng thời, căn bệnh này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác của cột sống.
Gai Đôi Cột Sống Phẫu Thuật Hay Không?
Ngày nay, có nhiều cách điều trị bệnh gai cột sống và gai đôi cột sống bẩm sinh như sử dụng thuốc Tây y, Đông y hoặc phẫu thuật. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng phẫu thuật gai đôi cột sống có thể chữa khỏi hẳn bệnh của mình và cũng có người lại đang đắn đo suy nghĩ có nên chọn lựa cách này hay không?
Theo các chuyên gia chuyên môn cột sống, bệnh gai đôi cột sống thể hiện rõ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Căn bệnh này có thể tồn tại suốt đời trên cơ thể người bệnh. Việc điều trị bằng cách dùng thuốc, vật lý trị liệu và chế độ dinh dưỡng là phương pháp bảo tồn hiệu quả, an toàn cho người bệnh.
Phẫu thuật chỉ nên áp dụng khi:
Bệnh gai đôi cột sống vùng thắt lưng gây nên rối loạn cơ tròn.
Thứ hai là điểm cốt hóa mấu gai tồn tại hoặc phát triển to lên, lồi vào ống sống gây đau nhức cột sống thắt lưng, dây thần kinh hông to lên với những biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, teo cơ.
Mổ cắt bỏ gai đôi cột sống thường có chi phí lớn, rất tốn kém và chăm sóc sau phẫu thuật cũng khó khăn. Bên cạnh đó, việc cắt bỏ gai đôi cột sống thắt lưng có thể gây ra những biến chứng như khi mổ tổ chức xơ vùng xương khuyết tăng sinh, ép chặt vào bao cùng, màng cứng nên sau mổ có nguy cơ bị sẹo dính. Ngoài ra, việc phẫu thuật gai đôi cũng giống như gai cột sống khả năng tái phát luôn tồn tại.
Như vậy, để phòng tránh bệnh gai đôi cột sống các bà mẹ cần được cung cấp kiến thức đầy đủ về các dị tật thai nhi có thể gặp để chủ động phòng tránh khi mang thai. Trong đó dị tật ống thần kinh rất hay gặp. Acid folic có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện ống thần kinh. Vì vậy các bà bầu cần lưu ý bổ sung đầy đủ lượng acid folic cần thiết để hạn chế tình trạng gai đôi cột sống có thể xảy ra.
Với những phân tích ở trên phần nào đã giải đáp thắc mắc cũng như giúp người bệnh có thêm sự lựa chọn chính xác để chữa bệnh cho riêng mình!
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment