Tê buồn chân tay là một tình trạng khá phổ biến ở nước ta. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng xảy ra nhiều ở người trưởng thành, với tính chất biểu hiện rất khác nhau như xuất hiện cảm giác tê rần giống kim châm, kiến bò, hay tê buốt khó chịu ở các đầu ngón tay, mức độ tê đau tăng dần và lan ra bàn tay, cổ tay, cánh tay gây khó khăn trong cử động và cầm nắm.
Dấu hiệu này cũng xuất hiện tương tự ở ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông và xảy ra nhiều hơn khi gặp lạnh, khi vận động hoặc khi ngồi lâu một tư thế.
Nguyên Nhân Chính Gây Tê Buồn Chân Tay
Tê buồn chân tay không phải là một căn bệnh đơn thuần mà là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm các bệnh lý cơ xương khớp, bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh chuyển hóa,… với nhiều biến chứng phức tạp và nguy hiểm.
Dưới đây là 5 nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh tê buồn chân tay:
2.1. Mắc bệnh lý cơ – xương – khớp
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nhức và tê buồn tay chân thường thấy. Các tổn thương có thể do viêm khớp thông thường, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống,… gây đau nhức và tê buốt tại các vị trí khớp xương hoặc đau lan rộng.
2.2. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Là những tổn thương tại các rễ, dây thần kinh gây tê buốt lan dọc theo đường đi của dây thần kinh đó. Bệnh nhân thường có cảm giác tê buốt dọc từ vùng cổ gáy lan tỏa ra bả vai, dọc theo cánh tay, cẳng tay, thậm chí xuống đến tận các ngón tay (đối với tay) và tê buốt dọc từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng chân và đến tận ngón chân (đối với chân).
Bệnh cũng có thể không điển hình với tình trạng đau, tê cục bộ ở một bộ phận nhất định như bàn tay, cẳng tay, cánh tay, vai, mông, đùi, cẳng chân, bàn chân hoặc có kèm theo rối loạn đại tiểu tiện khi có tổn thương bó thần kinh đuôi ngựa ở tủy sống.
Cơ chế hình thành bệnh lý của tình trạng này là do tổn thương (chèn ép, viêm,…) các dây thần kinh tách ra từ tủy sống để cảm giác và điều khiển tay hoặc chân. Một mặt gây ra đau nhức, tê buốt khó chịu, mặt khác gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của tay/chân như yếu, mỏi, rung, thậm chí teo cơ, liệt nếu không được điều trị hiệu quả.
Một số bệnh lý trong nhóm này như: Hội chứng cổ – vai – cánh tay (hay đau nhức, tê mỏi vùng cổ, vai, cánh tay), đau thần kinh tọa do thoái hóa đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm (đau tê lan từ thắt lưng xuống chân), hội chứng ống cổ tay (do tổn thương gây chèn ép dây thần kinh ở cổ tay gây tê, teo cơ bàn tay), bệnh tê phù Beri – Beri (do thiếu vitamin B1), viêm đa rễ, đa dây thần kinh (hội chứng Guillain – Barre), u hoặc chấn thương dây thần kinh,…
2.3. Bệnh lý về mạch máu
Là những bệnh lý gây tổn thương hoặc rối loạn hoạt động của mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) ở tay/chân khiến các tổ chức này thiểu dưỡng mà gây ra tê nhức. Thường gặp như viêm tắc động mạch chi gây ra tình trạng “đau cách hồi” và tê mỏi khi đi lại, suy giãn tĩnh mạch chi gây ứ máu, tê nặng chân khi đứng, ngồi lâu, hội chứng Raynaud gây co mạch tại các đầu chi khi gặp lạnh dẫn đến đau buốt,…
2.4. Bệnh lý hệ thống
Điển hình nhất là bệnh xơ cứng rải rác do cơ chế tự miễn dịch gây tổn thương ở nhiều vùng thần kinh trung ương (não bộ – tủy sống) dẫn đến hậu quả liệt, mất thị lực (mù), lác (liệt cơ vẫn nhãn), rối loạn tiểu tiện (liệt cơ tròn)… mà biểu hiện đầu tiên và chủ yếu là tình trạng tê bì, đau nhức, yếu tay/chân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
2.5. Bệnh lý chuyển hóa
Như đái tháo đường với đặc trưng là sự gia tăng và duy trì mức cao của nồng độ đường trong máu (>7.0 mmol/l) thường xuyên, kéo dài, vừa gây tổn thương vi mạch máu, vừa gây thoái hóa các đầu mút thần kinh cảm giác. Đây là một trong những biến chứng phổ biến của đái tháo đường với tình trạng tê bì, giảm cảm giác lâu dần tiến tới mất hoàn toàn cảm giác.
[ Đọc thêm: Điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường – tê buồn tay chân do tiểu đường ]
2.6. Nguyên nhân khác
Tê buồn chân tay cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như: con trùng và động vật cắn, tác dụng phụ của thuốc như thuốc hóa trị, ảnh hưởng của một số chất kích thích khiến hệ thần kinh bị tổn thương như hút thuốc lá, uống rượu, bia,… hoặc sự chèn ép dây thần kinh quá lâu như quỳ gối lâu hay nằm đè lên cánh tay…
[Đọc Thêm]: Hiểu Biết Về Bệnh Tê Buồn Chân Tay (theo báo pháp Le Figaro Santé)
Điều Trị Chứng Tê Buồn Chân Tay
Phương pháp điều trị chứng bệnh tê buồn chân tay là khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của bệnh.
Thông thường, sử dụng thuốc để điều trị chứng tê buồn chân tay rất hiệu quả tuy nhiên nếu tự ý dùng thuốc Tây giảm đau để điều trị bệnh là việc làm không nên, nhất là đối với người cao tuổi vì những tác dụng phụ của nó… Thay vì vậy, nên áp dụng thêm một số phương pháp như: châm cứu, vật lý trị liệu hay sử dụng các sản phẩm Đông y có chiết xuất từ các dược liệu quý như thuốc Phong tê thấp Bà Giằng sẽ giúp bệnh tê buồn chân tay thuyên giảm nhanh, sức khỏe được cải thiện, ổn định lâu dài.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment