Bệnh nhân gút cần xây dựng chế độ ăn duy trì suốt đời để kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể. Chế độ ăn trước đây thường tập trung vào những thực phẩm không nên ăn, tuy nhiên ngày nay các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên lựa chọn những thực phẩm hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bạn đang cố gắng kiểm soát bệnh gút hay phòng ngừa bệnh gút.
Thực phẩm bệnh nhân gút nên ăn
- Nước
Nếu bạn băn khoăn bệnh gout nên uống nước gì thì nước lọc sẽ là lựa chọn hàng đầu. Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày sẽ giúp tăng cường thải acid uric qua đường tiểu tiện. Đây là một cách để giảm bớt các triệu chứng của bệnh gout.
Bạn có thể thay nước lọc thông thường bằng nước có chứa thành phần canxi và magie hòa tan. Đây là loại nước chứa nhiều khoáng chất và có tính kiềm cao. Bổ sung nước chứa kiềm vào cơ thể sẽ giúp acid uric được hoàn tan và bài tiết ra ngoài cơ thể.
- Sữa
Uống sữa ít béo và ăn các sản phẩm sữa ít béo có thể làm giảm nồng độ axit uric và nguy cơ gặp cơn gút cấp. Các protein được tìm thấy trong sữa thúc đẩy bài tiết axit uric trong nước tiểu. Vì vậy một ly sữa hay một ít sữa chua lạnh sẽ tốt cho bệnh nhân gút.
- Cam, quýt
Vitamin C làm giảm nồng độ axit uric và có thể giúp ngăn ngừa cơn gút cấp. Hầu hết các nghiên cứu đề nghị dùng ít nhất 500 mg vitamin C mỗi ngày. Vì trái cây cũng chứa đường fructose (chất làm tăng axit uric trong máu), nên lựa chọn các loại có fructose thấp hơn. Bưởi, cam, dứa và dâu tây có nhiều vitamin C, nhưng hàm lượng đường fructose thấp.
- Protein thực vật
Hãy ăn nhiều rau xanh và những thực phẩm chứa protein thực vật. Chúng không làm tăng nồng độ axit uric, thậm chí có thể phòng tránh cơn gút cấp. Đó là các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu hạt, đậu lăng, đậu phụ cũng như rau xanh và tinh bột.
- Quả cherry
Ăn cherry hay uống nước ép cherry có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện cơ gút cấp. Màu đỏ tím của quả có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm tốt giúp bảo vệ cơ thể.
Thực phẩm bệnh nhân gút không nên ăn
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên tập trung quá mức vào chế độ ăn ít purine, những chế độ ăn kiêng hạn chế như vậy chỉ khiến bệnh nhân kiệt sức. Ông nói rằng chế độ ăn kiêng giảm cân đối với những người thừa cân là quan trọng nhất giúp kiểm soát nồng độ axit uric và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân
- Bia
Bia chứa một hàm lượng purin cao, chất chuyển thành axit uric trong cơ thể. Nồng độ axit uric có thể tăng 6,5% khi uống bia và tăng 4,4% khi uống bia không cồn.
- Rượu
Rượu có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn gút cấp. Nhưng rượu vang có thể uống trong chừng mực.
- Nước ngọt có ga
Đường fructose là một loại đường tự nhiên có trong trái cây và mật ong. Nó phân huỷ trong cơ thể giải phóng ra purin. Hàm lượng đường fructose cao trong siro bắp được tìm thấy trong nhiều loại nước ngọt. Đường này làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Vì vậy những người uống nước ngọt (bao gồm soda có đường và nước ép trái cây) có khả năng bị gút cao hơn.
- Nội tạng
Nội tạng như lách, gan, lưỡi có hàm lượng purin rất cao, chất có thể làm tăng nồng độ axit uric và gây nên các đợt gút cấp. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt nai, bò rừng nói chung có hàm lượng purin cao hơn thịt trắng và chỉ nên ăn thỉnh thoảng.
- Hải sản
Không phải tất cả hải sản đều có hàm lượng purin cao. Cá nước lạnh như cá ngừ, cá hồi có thể làm tăng nồng độ axit uric, nhưng lợi ích của việc ăn chúng trong chừng mực có thể cao hơn nguy cơ xuất hiện cơn gút cấp. Trai, sò, mực, tôm, hàu, cua và tôm hùm chỉ nên ăn thỉnh thoảng.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
[…] >> Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh Gút […]