[Coc Coc] Hiểu Biết Về Bệnh Tê Buồn Chân Tay (theo báo Pháp)2022-07-22T12:02:46+07:00

Hiểu Biết Về Bệnh Tê Buồn Chân Tay 

Theo Báo Pháp Le Figaro Santé
sante-desktop

Bệnh Tê Buồn Chân Tay Là Gì?

Cảm giác tê buồn như có kiến bò được y học gọi chung bằng thuật ngữ “chứng dị cảm”. Đó là cảm giác bất thường trên bề mặt da khi không bị kích thích (tức là khi da không tiếp xúc với bất cứ yếu tố gây kích thích nào). Chứng dị cảm gây ra cảm giác giống như có rất nhiều con kiến bò trên bề mặt da, râm ran, khó chịu.

Nếu thường xuyên gặp những triệu chứng này và đau ngày càng nhiều hơn, người bệnh nên chú ý tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm tránh những biến chứng có thể xảy ra.

TE_BUON-chan-tay-min

Nguyên Nhân Bệnh Tê Buồn Chân Tay

Chứng dị cảm có thể xảy ra chủ yếu do sự bất thường của hệ thống thần kinh trung ương (não) hoặc hệ thống thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh).

Những bệnh lý khác nhau về não hoặc thần kinh chính là nguyên nhân của sự bất thường này: chứng dị cảm là kết quả của sự rối loạn hoạt động của não, của dây thần kinh, hoặc của quá trình lưu truyền xung động thần kinh, liên quan đến những kích thích khác nhau.

1. Nguyên Nhân Từ Hệ Thần Kinh Trung Ương (não)

dau-moi-te-tay-min

  • Tai biến mạch máu não.
  • Khối u: khối u có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư)
  • Chấn thương
  • Tình trạng nhiễm trùng (các ổ áp xe), viêm, thiếu dinh dưỡng (vitamin B12)…

2. Nguyên Nhân Từ Hệ Thần Kinh Ngoại Biên (các dây thần kinh)

  • Hội chứng chèn ép dây thần kinh: đây là hiện tượng mà dây thần kinh bị chèn ép tại một số khu vực nhất định. Hội chứng ống cổ tay được xếp vào nhóm này, gây tổn thương đến cổ tay người bệnh (thường xảy ra ở những phụ nữ trên 50 tuổi) hoặc hội chứng cổ vai cánh tay cũng gây ra hiện tượng này.
  • Rối loạn chuyển hóa: một số bệnh lý dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, làm cho các neuron thần kinh bị rối loạn hoạt động, cho đến khi chúng bị phá hủy một phần (bệnh đái tháo đường, suy giáp , thiếu vitamin B12, nghiện rượu…)
  • Khối u (u lympho, u dây thần kinh, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư vú), nhiễm trùng, hoặc thậm chí là các chấn thương,…
  • Bệnh đa xơ cứng cũng có thể dẫn đến chứng dị cảm

Triệu Chứng Bệnh Lý Tê Buồn

Tê buồn chân tay có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng xảy ra nhiều ở người trưởng thành, với tính chất biểu hiện rất khác nhau như xuất hiện cảm giác tê rần giống kim châm, kiến bò, hay tê buốt khó chịu ở các đầu ngón tay, mức độ tê đau tăng dần và lan ra bàn tay, cổ tay, cánh tay gây khó khăn trong cử động và cầm nắm.

Dấu hiệu này cũng xuất hiện tương tự ở ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông và xảy ra nhiều hơn khi gặp lạnh, khi vận động hoặc khi ngồi lâu một tư thế.

Bệnh dị cảm có thể biểu hiện ở cảm giác tê buồn như có kiến bò, nhưng triệu chứng này không phải là duy nhất mà bệnh có thể gây ra một số biểu hiện khác như:

  • Cảm giác nóng
  • Cảm giác kim châm
  • Đau nhói
  • Cảm giác ẩm ướt
  • Hoặc thậm chí cảm giác lạnh

Điều Trị Tê Buồn Chân Tay

Phương pháp điều trị chứng bệnh tê buồn chân tay là khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của bệnh.

Thông thường, sử dụng thuốc để điều trị chứng tê buồn chân tay rất hiệu quả tuy nhiên nếu tự ý dùng thuốc Tây giảm đau để điều trị bệnh là việc làm không nên, nhất là đối với người cao tuổi vì những tác dụng phụ của nó… Thay vì vậy, nên áp dụng thêm một số phương pháp như: châm cứu, vật lý trị liệu hay sử dụng các sản phẩm Đông y có chiết xuất từ các dược liệu quý như thuốc Phong tê thấp Bà Giằng sẽ giúp bệnh tê buồn chân tay thuyên giảm nhanh, sức khỏe được cải thiện, ổn định lâu dài.

Bên cạnh sử dụng thuốc, việc kết hợp với chế độ ăn và thay đổi trong lối sống cũng có ảnh hưởng rất tích cực đến quá trình điều trị và dự phòng chứng tê buồn tay chân. Ví dụ, dành nhiều thời gian trong phòng tập thể dục với bạn bè thay vì xem tivi hay tụ tập ăn uống, sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, sử dụng trà xanh thay cà phê,… Những thay đổi trên giúp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng tê buồn chân tay đồng thời loại bỏ những căn bệnh mãn tính như tiểu đường, tim, béo phì và nhiều vấn để sức khỏe khác.

Theo Báo Pháp
sante-desktop

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

PHONG TÊ THẤP BÀ GIẰNG CẬP NHẬP LÔ THUỐC MỚI

Chúng tôi đảm bảo lô thuốc mới vẫn giữ nguyên hiệu quả chữa bệnh tốt nhất như các lô thuốc trước, đồng thời cam kết bảo toàn phương pháp gia truyền trong bào chế Hạt Mã Tiền. Bí quyết đã tạo nên thương hiệu cũng như tinh hoa của bài thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng mà truyền thống gia đình cụ Lang Giằng đã cố gắng gìn giữ trong suốt 100 năm qua.

Viện Kiểm Nghiệm Trung Ương Khẳng Định Chất Lượng Thuốc BG [Lô Mới 2019]

Để đảm bảo chất lượng thuốc cao nhất phục vụ người bệnh, đối với mỗi lô thuốc sản xuất ra Dược Phẩm Bà Giằng mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Cơ quan cao nhất ở Việt Nam về chất lượng thuốc, lấy mẫu xét nghiệm.

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Tê Chân

Bệnh tê chân là triệu chứng mà hầu hết ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần. Bệnh gặp ở các đối tượng, ở mọi lứa tuổi. Tê chân có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác khó chịu do bệnh gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày, để lâu, tê buồn chân tay có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như liệt cảm giác, chấn thương, nhiễm trùng do mất cảm giác.

Triệu Chứng Tê Ngón Tay Và Cách Điều Trị

Tê ngón tay là cảm giác tê bì, dị cảm 10 đầu ngón tay hoặc cả bàn tay. Ngày nay, có rất nhiều người mắc phải triệu chứng này. Thậm chí, có người sau 1 đêm thức dậy đột ngột bị tê ngón tay, cầm nắm không được thật tay khiến cho nhiều bệnh nhân hoang mang không biết khi bị tê ngón tay phải làm sao. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ và nắm được những cách trị tê ngón tay đơn giản mà hiệu quả nhất.

Nguyên Nhân Bị Tê Tay – Tiềm Ẩn Bệnh Lý Nguy Hiểm

Tê tay là triệu chứng bệnh gặp ở rất nhiều đối tượng, đặc biệt là ở những người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính, những người làm văn phòng, thường xuyên mang vác vật nặng. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác, liệt 2 tay. Hiện nay, thuốc điều trị triệu chứng tê tay không nhiều, mà hay tái phát do không giải quyết triệt để được gốc bệnh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân bị tê tay vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát.