Đau Vai Gáy2022-07-22T12:02:46+07:00

Theo Báo Pháp
sante-desktop

Cấu Tạo Vùng Cổ

Cột sống cổ được tạo thành bởi 7 đốt sống, khớp với nhau, tạo nên một cầu xương linh động nằm giữa đầu và ngực. Trong đó, 2 đốt sống đầu tiên có vai trò trụ cột, đảm bảo liên kết vững chắc với phần đầu. Xung quanh cột sống cổ có cơ và dây chằng giúp tạo hình, nâng đỡ, chuyển động.

Cơ cổ đóng vai trò rất quan trọng trong các tư thế cũng như sự linh động của cổ. Cơ cổ giúp chống đỡ phần đầu và giúp phần đầu định hướng một cách chính xác trong không gian, cho phép tầm nhìn của chúng ta hướng được về phía đối tượng muốn quan sát.

Cơ cổ chuyển động rất nhiều và với biên độ lớn. Sự tinh vi của cơ chế điều khiển và ổn định cơ cổ kéo theo sự thay đổi lớn về bộ máy cơ – dây chằng và điều khiển thần kinh. Vùng này có vai trò đảm bảo hai chức năng: tính linh động và tính bền vững.

1. Nguyên Nhân Bệnh Đau Cổ

Screen-Shot-2017-09-26-at-15.18.44-min-min

Cơn đau cổ có thể sinh ra do nhiều nguyên nhân, có thể liên quan đến: cấu trúc của dây chằng, các khe khớp sau cổ, cơ cổ, gân và sự bám dính của gân, xương và các yếu tố thần kinh.

Bệnh đau cổ thường xảy ra ở mọi lứa tuổi.

  • Ở những người trên 50 tuổi, đau cổ thường xảy ra do các vấn đề về viêm khớp, thoái hóa khớp, đĩa đệm.
  • Ở những người trẻ tuổi, chứng vẹo cổ là nguyên nhân hàng đầu (tổn thương mô mềm).

Đôi khi triệu chứng đau cổ có thể lan xuống cánh tay, cẳng tay và đôi khi lan xuống tận bàn tay (gọi là hội chứng cổ vai tay – do có sự chèn ép làm tổn thương dây thần kinh vận động vùng vai-cánh tay)

1.1 Triệu chứng bệnh lý

Cơn đau cổ phải được xác định một cách thật chính xác. Những câu hỏi sau giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ra đau cổ:

  • Cách thức xuất hiện của cơn đau: Cơn đau này có thể là đau dữ dội hoặc đau tăng dần, xuất hiện đột ngột sau một động tác sai lệch hoặc sau một hoạt động quá sức. Cơn đau cổ có thể là hậu quả sau khi bị chấn thương, sau tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc do tập luyện thể thao. Ngã xuống đất cũng có thể dẫn đến đau cổ
  • Vị trí đau: Đau khu trú ở cột sống cổ, có thể đau nhiều ở một bên hoặc thậm chí đau lan truyền sang cả các vùng khác
  • Sự lan truyền cơn đau: Cơn đau có thể lan truyền xuống cột sống lưng, lên đầu hoặc đau lan xuống cánh tay
  • Tính chất đau và thời gian đau: Đau do tác động cơ học thì thường đau vào ban ngày, khi cơ thể hoạt động nhiều và cơn đau thường xuyên giảm ít nhiều khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Ngược lại, đau do viêm thì thường đau nhiều về đêm, đau có thể làm bạn tỉnh giấc.
  • Cường độ đau và mức độ nhạy cảm với điều trị
  • Ảnh hưởng đến chức năng vận động: Ảnh hưởng một cách hạn chế, ảnh hưởng đáng kể hoặc không đáng kể đến các hoạt động của cơ thể. Thậm chí có thể ảnh hưởng cả đến những hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày.
  • Những dấu hiệu đi kèm: Nếu kèm theo sự suy giảm tình trạng toàn thân, điều đấy cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn.

1.2 Xác định nguyên nhân

Trước mọi triệu chứng đau cổ, một điều rất quan trọng là phải kiểm tra tình trạng chung của cột sống. Với cột sống cổ, bốn điểm quan trọng sau cần phải được xem xét một cách toàn diện, để có thể xác định được nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của những cơn đau này:

  • Sự giảm độ cong tự nhiên (tật ưỡn cột sống) của cột sống, với hiện tượng cứng cột sống
  • Sự co cứng của cơ bên đốt sống tại vị trí đốt sống bị đau. Cơ bên đốt sống là những cơ chạy dài theo chiều dài đốt sống
  • Xuất hiện những điểm đau khu trú nhưng rất đặc hiệu. Vị trí của những điểm đau này có thể là ở phía trước, phía sau hoặc phía bên cổ.
  • Có thể mất khả năng chuyển động theo 3 hướng: hướng về phía trước (cố gắng đưa cằm chạm đỉnh của xương ức), hướng về phía sau, hướng sang bên.

 1.3 Xét nghiệm

Các xét nghiệm chẩn đoán cần thực hiện tùy thuộc vào bối cảnh của bệnh. Những xét nghiệm đầu tiên thường là những xét nghiệm đơn giản.

  • Chụp X Quang: cột sống cổ mặt trước, mặt nghiêng và tùy thuộc vào vị trí mà một tấm phim chụp sẽ được đặt ở phía trước với tư thế miệng mở rộng để chụp hai đốt sống cổ đầu tiên.
  • Xét nghiệm tổng quan xác định tình trạng viêm nhiễm: chỉ cần thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu biểu hiện tình trạng viêm nhiễm: Đo tốc độ máu lắng, xét nghiệm CRP (xét nghiệm định lượng protein phản ứng C)

Các xét nghiệm khác như chụp Cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp CT (chụp vi tính cắt lớp) không bao giờ được tiến hành đầu tiên hoặc thực hiện một cách có hệ thống. Các xét nghiệm này chỉ được chỉ định tiến hành tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm tìm nguyên nhân đã được thực hiện trước đó.

2. Đau Cổ Do Tác Nhân Cơ Học

Dựa vào đặc trưng của cơn đau và môi trường xung quanh mà chúng ta có thể có những dự đoán ban đầu về nguyên nhân dẫn đến đau cổ.

Đau cổ do tác nhân cơ học có thể được chẩn đoán dựa vào các yếu tố sau:

  • Cơn đau có liên quan đến một hoạt động nào đó của bạn, vì vậy có liên quan đến ngày mà bạn thực hiện các hoạt động này
  • Một tác động cơ học mạnh gây khởi phát cơn đau. Trong trường hợp này cơn đau thường là đau dữ dội
  • Có xu hướng cải thiện tình trạng đau khi áp dụng các phương pháp điều trị giảm đau hoặc thư giãn cơ
  • Không có biểu hiện tình trạng viêm: không sốt, tình trạng chung của cơ thể vẫn ổn định và các chỉ số sinh học tổng quan về hiện tượng viêm vẫn ở mức bình thường
  • Các chấn thương nhẹ là nguyên nhân dẫn đến sự căng và giãn đứt một phần các cấu trúc đĩa đệm – dây chằng và khớp
  • Các tổn thương nhẹ tương ứng với bong gân nhẹ, ổn định và không chuyển dịch. Những tổn thương này thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ. Các tổn thương này có thể tiến triển theo chiều hướng tốt, tuy nhiên thường kéo dài
  • Chứng vẹo cổ liên quan trực tiếp đến vấn để về cơ. Chúng thường xuất hiện ở đối tượng thanh niên và khởi phát sau một vài tình huống dễ nhận biết, đôi khi xuất hiện ở cùng một thời điểm
  • Chuyển động đột ngột, sai tư thế. Ví dụ trong trường hợp bị bất ngờ khi có ai đó đột ngột xuất hiện
  • Giữ ở tư thế kéo căng cổ quá mức trong khoảng thời gian kéo dài. Ví dụ khi sơn lại trần nhà, khi ngắm sao hoặc ngủ nằm sấp
  • Làm việc không đúng tư thế, sai lệch so với tư thế chuẩn của cột sống cổ
  • Nguyên nhân gây đau cổ cũng có thể do thay đổi khí hậu thất thường, do quá lạnh hoặc do trúng gió. Sự xuất hiện đột ngột, đau dữ dội, rất ít di chuyển và kết quả chụp Xquang bình thường cho phép chúng ta có thể dễ dàng đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân này. Trong trường hợp này, bệnh sẽ có tiến triển tốt sau vài ngày sử dụng thuốc điều trị
  • Những chấn thương nặng như gãy xương, trật khớp hoặc trật khớp một phần phải cần đến sự can thiệp phẫu thuật
  • Thoái hóa đốt sống cổ là một quá trình lão hóa ảnh hưởng đến đĩa đệm (bệnh hư đĩa khớp) và các khớp nối giữa các đốt sống cổ (bệnh hư khớp và hư khớp liên mỏm gai sau). Đây là một bệnh xương khớp khá phổ biến thường đi kèm tổn thương thoái hóa sụn.
  • Tất cả các bất thường về đốt sống như thẳng cột sống hoặc chứng vẹo cột sống dưới, là những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến đau cổ
  • Sự yếu mỏi cơ hoặc co cứng cơ, do cột sống cổ hoạt động quá nhiều, cũng có thể dẫn đến đau cổ
  • Hội chứng đau dây thần kinh cổ cánh tay, là kết quả của hiện tượng bị chèn ép rễ dây thần kinh cột sống cổ, cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến đau cổ

3. Đau Cổ Chức Năng

Đau cổ được gọi là có nguồn gốc chức năng khi hiện tượng đau cổ xảy ra không phải do nguyên nhân cơ học, cũng không phải do các quá trình viêm nhiễm hay ung thư.

Bên cạnh triệu chứng đau cột sống cổ, bệnh nhân còn cảm thấy đau đầu, rối loạn tầm nhìn, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi toàn thân, thậm chí là rối loạn tâm trạng.

Loại đau cổ này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bị chấn thương cổ, đặc biệt thường xuất hiện trong trường hợp tai nạn (cơ, đốt sống hoặc dây thần kinh cổ bị chấn thương do đầu đột ngột bị hất tới đằng trước và giật mạnh ra đằng sau).

4. Đau Cổ Do Viêm

Dựa vào đặc trưng của cơn đau và môi trường xung quanh mà chúng ta có thể có những dự đoán ban đầu về nguyên nhân dẫn đến đau cổ.

Đau cổ do viêm có thể được chẩn đoán dựa vào các yếu tố sau đây:

  • Cơn đau xuất hiện khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, và do đó thường xuất hiện vào ban đêm khi ngủ, cơn đau có thể làm bạn tỉnh giấc
  • Đau âm ỉ, khởi phát từ từ, không đau dữ dội
  • Tình trạng không cải thiện khi bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị giảm đau và thư giãn cơ
  • Có các dấu hiệu viêm: sốt, tình trạng toàn thân vẫn ổn định
  • Rối loạn các chỉ số sinh học liên quan đến tình trạng viêm
  • Đau cổ do ung thư có thể liên quan đến hiện tượng di căn của một bệnh ung thư, đã biết hay chưa biết, liên quan đến u xương hay u thần kinh, lành tính hay ác tính, phát triển khu trú tại khu vực
  • Bệnh viêm thấp khớp có thể ảnh hưởng đến cột sống cổ: Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng một cách có chọn lọc lên vùng trên của đốt sống trục. Bệnh viêm khớp đốt sống thường gây ra những tổn thương muộn, khác với một số bệnh viêm thấp khớp ở những người cao tuổi có triệu chứng đau cổ
  • Vôi hóa sụn, chứng bệnh đặc trưng bởi sự lắng đọng canxi trong các khớp, có thể gây ra đau cổ cấp tính hoặc mãn tính.

5. Làm Thế Nào Để Sống Chung Với Bệnh Đau Cổ

Trong giai đoạn bị đau cổ, nên mang vòng đỡ cổ bằng bọt mềm, để có thể giúp vừa giảm tình trạng đau, vừa tránh được những chuyển động sai tư thế dẫn đến đau cổ hơn.

Trong cuộc sống hàng ngày, mục tiêu điều trị là vừa tránh những tư thế dẫn đến cơn đau, vừa tránh tái phát cơn đau.

Lời khuyên sức khỏe:

  • Nếu bạn mang vác vật nặng, nên phân bổ đều trọng lượng một cách cân bằng đối xứng giữa hai tay. Tránh mang vật quá nặng. Tránh mang vật nặng bằng một bên cơ thể, xách một bên tay hoặc vác bằng một bên vai
  • Nên xoay đầu một cách cẩn thận, từ từ, có dự đoán trước nếu có thể: khi băng qua đường, khi được người khác gọi, khi lái xe
  • Nên chọn chỗ ngồi sao cho cổ luôn được giữ ở đúng tư thế, nhất là khi bạn phải ngồi trong thời gian dài: khi ngồi xem tivi, khi lái xe. Nên tránh ngồi nghiêng ghế về phía sau
  • Không nên đi du lịch xa quá nhiều bằng ôtô
  • Khi ngủ nên dùng một cái gối nhỏ kê ở gáy, không nên dùng gối quá cao. Việc lựa chọn gối nên được thực hiện một cách thật cẩn thận. Nếu có thể được gối thử trước khi mua là tốt nhất. Không nên ngủ ở tư thế nằm sấp
  • Khi làm việc nên giữ cơ thể ở tư thế tốt nhất có thể, tránh việc giữ cổ ở tư thế không thoải mái hoặc quá sức (nghiêng đầu về phía trước) trong thời gian dài. Trong trường hợp làm việc với máy tính, màn hình máy tính nên giữ ở ngang với tầm mắt

Theo Báo Pháp
sante-desktop

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyển Mùa Làm Gia Tăng Viêm Khớp Dạng Thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên. Tỷ lệ người mắc viêm đa khớp dạng thấp 25-30 người/ 100.000 dân, trong số đó khoảng 50% bị ảnh hưởng chức năng vận động nặng nề và giảm tuổi thọ.

Loại Bỏ Chứng Bệnh Đau Cổ Vai Cánh Tay

Hội Chứng Đau Cổ Vai Cánh Tay (Đau Vai Gáy) là một căn bệnh không chỉ xẩy ra đối với người trung niên hoặc người có tuổi, bệnh có thể xẩy ra đối với người trẻ tuổi hơn do điều kiện làm việc dễ gây ra tư thế vẹo hoặc gập cổ như nhân viên văn phòng, người phải làm việc thường xuyên trên máy tính hoặc lái xe đường dài. Ngoài ra, khi ngủ dùng gối cao cũng dễ gây ra đau phía sau gáy hoặc cổ.

Khám Và Cấp Phát Thuốc Miễn Phí Trong Chương Trình Thiện Nguyện Vùng Cao Hà Giang

Nhằm đóng góp những công ích cho xã hội, tuần vừa qua, Công ty Dược Phẩm Bà Giằng đã phối hợp cùng Đoàn thanh niên Ban Khoa Giáo Đài Truyền Hình Việt Nam đã tổ chức chương trình từ thiện trao tặng sách, báo, tạp chí và phối hợp khám, cấp thuốc miễn phí tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

2 Bài Tập Hiệu Quả Cho Người Đau Vai Gáy

Đau vai gáy là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, gặp phần lớn ở lứa tuổi có tính chất công việc chủ yếu ngồi nhều, ít vận động như lái xe, văn phòng...làm suy  giảm sức lao động, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ứng Phó Với Hội Chứng Đau Cổ Vai Cánh Tay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau cổ vai cánh tay. Các nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, khi lái xe, khi ngủ, gối đầu sai tư thế…

Bệnh Nhân Chia Sẻ Bệnh Đau Vai Gáy

Phải trực tiếp đối mặt với căn bệnh xương khớp mới thấu hiểu nỗi khổ của những người đang sống chung với bệnh. Những cơn đau hành hạ liên tiếp, khiến tâm trí mệt mỏi, thậm chí cả mất ngủ. Đó cũng là những chia sẻ của ông Lê Thanh Hòa (60 tuổi, Hà Nội) từng 5 năm sống chung với bệnh đau vai gáy.

Hiểu Biết Về Bệnh Đau Vai Gáy

Ở những người trên 50 tuổi, đau cổ thường xảy ra do các vấn đề về viêm khớp, trong khi ở những người trẻ tuổi, chứng vẹo cổ là nguyên nhân hàng đầu. Đôi khi triệu chứng đau cổ có thể lan xuống cánh tay, cẳng tay và đôi khi lan xuống tận bàn tay: Đây là trường hợp đau dây thần kinh cổ cánh tay.

Điều Trị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ – Trong Uống, Ngoài Xoa

Theo y học cổ truyền, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh chứng cơ khớp, hay  gặp ở tuổi 40 trở lên. Nguyên nhân phần nhiều do “chấn thương, viêm nhiễm, thoái hóa theo tuổi tác, sai tư thế…”.

Bệnh Thoái Hóa Khớp Vai

Khớp vai là một trong những khớp hay bị thoái hóa của hệ thống các khớp chi trên. Bởi đây là những khớp được sử dụng nhiều nhất trong cuộc đời mỗi người. Bảo tồn khớp vai bằng đông y là một trong những phương pháp hữu hiệu được các thầy thuốc cũng như bệnh nhân lựa chọn ngày nay.

Thoái Hóa Đốt Sống – Thoát Bệnh Nhờ Phong Tê Thấp Bà Giằng

Việt Nam có tỉ lệ người bị bệnh thoái hóa cột sống rất cao. Bệnh làm suy giảm chức năng vận động thậm chí gây tàn phế  hoặc giảm tuổi thọ người bệnh. Ngoài ra,  bệnh gây ra tỉ lệ mắc thêm các bệnh lý khác như: tim mạch, loãng xương… ngày càng tăng cao.

Title