Đau Lưng/Thần Kinh Tọa
Đau lưng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó Đau lưng do Đau thần kinh toạ thường xảy ra nhiều hơn cả. Những cơn đau có thể khu trú tại vùng thắt lưng, có lúc đau âm ỉ có lúc đau nhói khó chịu ở cột sống và lan xuống mông, đùi, một hoặc cả hai chân. Đa phần các trường hợp sẽ đau nhiều hơn vào lúc nửa đêm, gần sáng, hoặc khi thời tiết thay đổi.
Đau Lưng Do Nguyên Nhân Nào?
Đau thắt lưng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
Thường gặp ở những người lớn tuổi, hoặc những người lao động nặng,… Người bệnh thường có biểu hiện đau thắt lưng hông 2 bên, hạn chế vận động cột sống. Đau ẩm ỉ, và có xu hướng tăng dần theo tuổi, khi vận động sai tư thế nhiều.
Gai đốt sống không phải “mọc ra” từ thân đốt sống như nhiều người vẫn nghĩ mà thực chất nó là hình ảnh của dây chằng đã bị lắng đọng Canxi trong quá trình thoái hóa của cột sống.
Khi gai đốt sống hình thành thường gây ra cảm giác đau mỏi âm ỉ vùng thắt lưng, xoa bóp hoặc
vận động nhẹ nhàng rất dễ chịu – đây là một đặc trưng thường thấy của bệnh lý do thoái hóa gây ra.
Đau thắt lưng do nguyên nhân Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa, đau sau khi mang vác vật nặng, hoặc sau một chấn thương người bệnh có biểu hiện đau nhiều từ vùng thắt lưng, lan xuống mông, phía sau đùi, sau ngoài cẳng chân đến bàn chân. Đau kèm theo tê bì, dị cảm, hoặc người bệnh có cảm giác buốt. Đau tăng khi thay đổi tư thế, khi ho, hắt hơi,… Nhiều trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện thêm các biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện, đi tiểu không tự chủ hay không kiểm soát được.
- Đau thắt lưng do co cơ:
Thường xuất hiện sau khi đi lạnh hoặc nằm ngủ dưới điều hòa, quạt lạnh, nhiều trường hợp đặc biệt là những người già, người mới ốm dậy có thể xuất hiện sau khi đi đám tang. Biểu hiện thường thấy là đau chói tại vùng thắt lưng, hạn chế vận động cúi, nghiêng thắt lưng, ngay cả xoay trở cũng khó khăn. Đau giảm khi được chườm ấm.
- Trong trường hợp đau cột sống thắt lưng:
Đó là một trong những biểu hiện của một bệnh toàn thân, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau; những biểu hiện này có thể gợi ý lao hoặc ung thư cột sống.
- Một số trường hợp đau thắt lưng có nguyên nhân tâm lý:
Đau thắt lưng xuất hiện sau sang chấn tâm lý hoặc căng thẳng, stress kéo dài, lao động thể lực quá sức,… chuyển thành đau thắt lưng mạn tính dai dẳng.
Ngoài ra, đau thắt lưng còn xuất hiện trong rất nhiều các bệnh lý khác như: loãng xương, viêm cột sống dính khớp, áp xe ngoài màng cứng, hoặc đau phóng chiếu do các nguyên nhân từ trong ổ bụng như: Sỏi thận, phình tách động mạch chủ,…
Đau Lưng Do Đau Thần Kinh Toạ
Đau lưng, đau thần kinh tọa hoặc đau dây thần kinh hông to là một căn bệnh rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh có nguyên nhân do thoái hóa cột sống, lão hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, hoặc nghề nghiệp, công việc phải ngồi lâu ở một tư thế hoặc phụ nữ có thai.
Bệnh có thể gây đau âm ỉ hoặc đau nhói một bên khi đi lại hoặc cúi xuống. Khi bệnh nặng có thể lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh.
Nguyên Nhân Đau Dây Thần Kinh Tọa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa nhưng nguyên nhân thường gặp là do những tổn thương cột sống thắt lưng như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, viêm cột sống, di căn cột sống (K vú (ung thư vú), K tuyến tiền liệt, U buồng trứng…) ngoài ra bệnh còn bị ảnh hưởng do các yếu tố như đặc thù của nghề nghiệp, công việc phải ngồi nhiều ở một tư thế, lao động nặng, bê vác nhiều, quá sức hoặc phụ nữ có thai.
Triệu Chứng Đau Dây Thần Kinh Tọa
Đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện những triệu chứng như:
- Cơn đau âm ỉ hoặc đau cấp tính, tăng lên khi gắng sức, thay đổi tư thế cũng gây đau. Đặc biệt, cơ đau có xu hướng nặng hơn khi về đêm.
- Đôi khi cảm giác như bị kiến bò ở bên bị bệnh, hoặc thấy đau rát, tê nóng…
- Khi đi hoặc đứng dễ thấy ½ người bên lành hạ thấp, nghiêng người về bên lành. Khi đứng, chân bị đau có xu hướng hơi co lên, tay thường chống vào mạn sườn hoặc đầu gối bị đau.
Phương Pháp Điều Trị Đau Dây Thần Kinh Tọa
Đau thần kinh tọa có thể điều trị bằng các phương pháp như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu, phẫu thuật, mỗi phương pháp đều mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, rất khó để tìm được được phương pháp phù hợp nhất đối với bệnh nhân mà tránh những tác dụng phụ hay sự tái phát của bệnh.
Thông thường, các phương pháp điều trị theo Tây y có tác dụng giảm đau, chống viêm cho bệnh trong một thời điểm nhất định. Triệu chứng đau sẽ thuyên giảm nhanh nhưng nguồn gốc và căn nguyên của bệnh không được giải quyết triệt để khiến bệnh dễ tái phát.
Bên cạnh đó, các thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chứa corticoid, việc lạm dụng thuốc này không những gây ra hiện tượng kháng thuốc mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày…
Các phương pháp vật lý trị liệu, phục hổi chức năng hay châm cứu rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh tuy nhiên các phương pháp này cần áp dụng trong thời gian dài bệnh mới thay đổi bên cạnh đó cần phải kết hợp với sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng các các vị thuốc đông y thường rất hiệu quả trong điều trị chứng đau thần kinh tọa, các vị thuốc Đông y thường được dùng đó là: Đương Quy, Thương Truật, Quế Chi, Mã Tiền Chế,… đặc biệt Mã Tiền Chế là vị thuốc rất quý mang lại rất nhiều tác dụng tốt, các dược thảo này không những giúp cải thiện sức khỏe, mà còn hạn chế được những ảnh hưởng về gan, thận…
Một Số Lưu Ý Đối Với Đau Dây Thần Kinh Tọa:
- Để phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa, nên thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức để nâng cao thể lực, tập các bài tập tăng cường sự dẻo dai của cơ lưng cơ bụng và cột sống.
- Tránh ngã dồn mông xuống đất và tổn thương cho cột sống.
- Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối chơi các môn thể thao vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis.
- Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Khi ngồi lâu, nên thường xuyên vận động giữa giờ. Không nên nằm đệm quá mềm, giường lò xo.
- Giữ đúng tư thế khi đứng, ngồi, mang vác… hạn chế vác balô và nhấc vật nặng. Khi muốn nhấc một vật nặng nên co đùi gấp gối vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc. Nên đeo đai lưng khi mang vác vật nặng để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không được mang vật nặng ở một bên trong thời gian dài.