Tại Sao Bệnh Phong Thấp Thường Xuyên Tái Phát?
Theo ước tính của hội xương khớp Việt Nam, khoảng 30% số người phong tê thấp (một dạng của viêm đa khớp dạng thấp) có nguy cơ tái phát bệnh. Liên tục đau mỏi, sưng tấy và cứng các khớp khiến việc cử động gặp khó khăn, trở ngại rất nhiều trong sinh hoạt và làm việc.Trên thực tế để ngăn chặn cũng như giảm thiểu những cảm giác khó chịu này không hề khó khi đi đúng hướng, đúng giải pháp.

Tại sao phong tê thấp thường xuyên bị tái phát
1.Chưa Trị Dứt Điểm Tình Trạng Phong Thấp Trước Đó
Trong quá trình điều trị các bệnh lý cơ xương khớp,rất nhiều người không tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm, người bệnh tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc không đảm bảo thời gian cần thiết cho một liệu trình điều trị bằng thuốc đông y (tối thiểu 2- 3 tháng). Điều này thật sự mang lại rất nhiều rủi ro bởi khi chưa uống đủ liều lượng, phong tê thấp chưa điều trị dứt điểm mà đã dừng thuốc sẽ làm bệnh nhanh tái phát, dai dẳng và khó chữa hơn.
2.Yếu Tố Thời Tiết
Việt Nam nằm trong khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa, lượng mưa dồi dào và độ ẩm khá cao. Đặc biệt ở miền bắc, những đợt mưa ẩm, không khí lạnh dài ngày khiến cơ, gân, ..có xu hướng co rút lại. Điều này dẫn đến các khớp hoạt động mạnh hay chịu nhiều áp lực sẽ nhanh chóng đau nhức trở lại, thậm chí có thể kèm các biểu hiện sưng, nóng, đỏ…
>>Xem thêm: Nhức mỏi xương khớp vì thời tiết nồm ẩm
3.Sự Lão Hóa Của Cơ Thể
Khi tuổi già kéo tới, toàn bộ cơ thể đều thay đổi, đặc biệt là sự suy giảm chức năng khối cơ xương khớp. Mật độ xương giảm làm xương yếu đi. Mất đi một số thành phần khoáng chất khiến xương mỏng hơn. Ngoài ra, lượng dịch bôi trơn giảm giữa các khớp làm việc cử động khó khăn, dễ gây co cứng khớp. Theo đó,với sự lão hóa của cơ thể, các bệnh lý phong tê thấp cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
4.Không Kiêng Khem Trong Chế Độ Ăn Uống Và Vận Động Thiếu Hợp Lý
Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản hay các loại đồ ăn ngọt…đều khiến các bệnh lý xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Các đồ uống như rượu bia, thức uống có cồn…đều chứa chất kích thích các phản ứng viêm, không chỉ có thế, những loại nước ngọt, nước có ga cũng có thành phần phá hủy xương..Do đó, cần tuyệt đối tránh sử dụng để phòng ngừa cũng như làm giảm mức độ tái phát các bệnh phong thấp.
>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh Gút
Lười tập thể dục hoặc thể dục thể thao quá sức cũng khiến khớp xương chịu nhiều ảnh hưởng, các khớp co cứng hoặc phải chịu nhiều áp lực lớn làm tái phát thường xuyên hơn bệnh lý phong tê thấp.
5.Một Số Lý Do Khác
Tình trạng nhiễm khuẩn, di truyền hay một số chấn thương…cũng là nguyên nhân làm các bệnh phong thấp thường xuyên xuất hiện, bệnh thường xảy ra khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi, sức đề kháng kém…
Các chuyên gia ngành cơ xương khớp chỉ ra rằng, để các bệnh lý phong thấp không hoặc ít tái phát thì yếu tố quan trọng nhất là người bệnh cần sử dụng đúng và đủ liều thuốc mà thầy thuốc đã kê. Không nên chữa bệnh với tâm lý “muốn nhanh khỏi bệnh”, bởi càng nôn nóng, bệnh càng lâu khỏi, dai dẳng và tái phát lại nhiều lần.
Hiện nay, xu hướng sử dụng các thuốc đông y đang ghi điểm với cả thầy thuốc và bệnh nhân bởi độ an toàn, lành tính và hiệu quả điều trị vượt trội, có thể kể đến Phong tê thấp Bà Giằng– bài thuốc gia truyền đã có niên đại 100 năm. Bài thuốc đã được BYT công nhận là thuốc chữa bệnh , có tác dụng điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như phong thấp, đau mỏi cổ vai gáy, đau khớp gối, tê buồn tay chân..
Liều dùng- cách dùng và liệu trình sử dụng thuốc gia truyền Bà Giằng, người bệnh có thể xem chi tiết tại tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc liên hệ bác sĩ tư vấn của Bà Giằng để điều trị hiệu quả bệnh lý xương khớp cũng như ngăn chặn khả năng tái phát của bệnh.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment