Bệnh xương khớp thường diễn biến mạn tính, phải điều trị trong thời gian dài, bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ khiến tình trạng xương khớp trầm trọng hơn. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng nắm rõ nguyên tắc uống thuốc xương khớp, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc thậm chí gây nguy hiểm. Vậy làm sao để uống thuốc xương khớp đạt hiệu quả?Thực hiện NGUYÊN TẮC 5 ĐÚNG sau:
1. ĐÚNG BỆNH
- “ Bà A bị viêm khớp, uống đơn này hiệu quả lắm”
- “ Ông B khám ở viện trung ương, tình trạng y như bà đấy, dùng đơn này 2 tháng là khỏi hẳn, giờ thấy đi lại khắp làng trên xóm dưới”….
“Bắt bệnh” theo đơn thuốc có sẵn của người khác, hoặc theo các đơn thuốc cũ đã từng uống là 1 thực trạng rất phổ biến trong cộng đồng. Tình trạng này thậm chí đã gây ra nhiều hậu quả thương tâm, khi người bệnh phải đi cấp cứu vì uống thuốc không đúng bệnh, “chữa lợn lành thành lợn què”….
Bạn không bao giờ được dùng thuốc mà không được bác sĩ kê riêng cho cá nhân bạn. Bởi bệnh trạng mỗi người mỗi khác. Nhiều căn bệnh, không phải cứ nhìn qua thấy giống là bị mắc giống nhau, chỉ có bác sĩ, người có chuyên môn, khi kết hợp kiến thức lâm sàng chuyên sâu cùng các thiết bị khám, chụp chiếu… mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh.
2. ĐÚNG THUỐC
Uống đúng thuốc mới khỏi được bệnh. Tuy nhiên, việc phải uống nhiều loại thuốc cùng lúc rất dễ gây nhầm lẫn thuốc, đặc biệt ở người cao tuổi. Nhiều trường hợp ngộ độc thuốc phải đi cấp cứu cũng chỉ vì uống nhầm loại thuốc.
Vì vậy một *mẹo nhỏ* cho các bạn dễ nhớ, tránh nhầm lẫn là hãy ghi nhớ các loại thuốc mình đang dùng bằng các hình dạng và màu sắc của viên thuốc hoặc vỏ hộp. Các bác lưu ý để riêng các loại thuốc đang sử dụng với các thuốc đã dùng hoặc chưa dùng đến hay các thực phẩm bổ sung khác.
3. ĐÚNG LÚC
Thời điểm uống thuốc là vô cùng quan trọng để 1 thuốc đạt hiệu quả tối đa trong điều trị. Nhiều loại thuốc xương khớp được khuyến cáo uống sau ăn no, nhưng có loại thì uống trước ăn, hoặc có loại cần cách xa bữa ăn. Vì vậy, hãy hỏi thật rõ bác sĩ, dược sĩ về thời gian uống thuốc của mình và tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của cán bộ y tế. Ngoài ra, người bệnh cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng xem thời điểm uống thuốc đó vào lúc nào.
1 điều cần đặc biệt lưu ý là, đôi khi vì công việc bận rộn, chúng ta có thể bị “quên uống thuốc”. Nếu thời gian này quá xa, tuyệt đối không uống bù thuốc, gây ra liều cộng dồn, tăng nồng độ thuốc trong máu đột ngột, rất nguy hiểm.
Với bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc, đặc biệt là ở người cao tuổi, mắc nhiều bệnh, để tránh quên thuốc, họ thường uống thuốc cùng một lúc rất dễ gây ra các tương tác bất lợi. Vì vậy, cần hỏi kỹ bác sĩ về thời điểm dùng các loại thuốc và bệnh nhân cần tuân thủ.
4. ĐÚNG LIỀU
Có thể nói, với hầu hết thuốc, nếu dùng đúng liều thì đó là thuốc chữa bệnh, nếu dùng sai liều/quá liều- đó có thể là độc chất.
Đúng liều chính là việc người bệnh tuân thủ đúng số lượng thuốc sử dụng trên lần và số lượng thuốc sử dụng trong ngàymà bác sĩ đã hướng dẫn. Việc dùng thuốc không đúng liều gồm 2 trường hợp: dùng không đủ liều và dùng quá lâu. Cả 2 trường hợp này đều dẫn đến hậu quả không tốt.
- Việc dùng thuốc không đủ liều rất dễ gây ra những tác dụng không mong muốn của thuốc lên cơ thể, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc.
- Dùng thuốc quá liều sẽ gây tác hại cho chính sức khỏe của người dùng thuốc, thậm chí có thể gây tử vong.
- Đó là những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh hiện tại và cả về sau.
Người bệnh trước khi muốn thay đổi liều lượng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước. Tuyệt đối không vì mong muốn khỏi bệnh sớm mà tăng liều sử dụng hoặc vì thấy cơ thể mình đã hồi phục mà tự ý ngưng thuốc khi chưa hết đơn thuốc.
5. ĐÚNG CÁCH
Cùng với những tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều loại thuốc điều trị bệnh xương khớpđược phát triển, như dạng viên nén, viên nang, viên sủi, thuốc bột hay dạng lỏng,… Mỗi dạng bào chế này có những đặc thù khác nhau, cách sử dụng khác nhau, mà người bệnh phải tuân thủ mới đạt hiệu quả.
Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người đang dùng thuốc sai cách, như:
- Dạng thuốc uống thì nhai, nghiền viên thành bột hòa tan uống, hay có khi bẻ tư bẻ 3 ra uống cho dễ.
- Dạng thuốc sủi thì pha không đủ nước, đặc bẻ thành từng mẩu cho vào miệng luôn…
Thực ra với mỗi loại thuốc sẽ được nghiên cứu để cho ra những dạng dùng và cách đóng gói phù hợp, để tốt cho việc hấp thu và quá trình tác dụng của thuốc trong cơ thể. Vì vậy hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng được nhà sản xuất ghi trên bao bì, để không vô tình làm giảm và làm mất đi tác dụng của thuốc.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment