Icone Xuong Khop-04-04-min-black-min Bệnh Gout / Thống Phong

Bệnh Gút (Gout) hay Thống Phong là một dạng rối loạn chuyển hóa nhân purin dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp xương, gây ra những cơn gút cấp đau đớn và nhiều biến chứng nguy hiểm trên thận. Các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Gút sẽ được cập nhập trong các bài viết dưới đây.

Icone Xuong Khop-04-04-min-black-min Bệnh Gout / Thống Phong

Bệnh Gút (Gout) hay Thống Phong là một dạng rối loạn chuyển hóa nhân purin dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp xương, gây ra những cơn gút cấp đau đớn và nhiều biến chứng nguy hiểm trên thận. Các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Gút sẽ được cập nhập trong các bài viết dưới đây.

Tăng Acid Uric Máu Và Gút Có Phải Là “Một”? GIẢI ĐÁP NGAY!

Bệnh nhân Gút có chỉ số acid uric máu cao, tuy nhiên tình trạng tăng acid uric máu bệnh Gút có phải là “một” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

1. Acid uric máu là gì?

Acid uric là sản phẩm của chuyển hóa của chất đạm có nhân purin trong cơ thể.

Thông thường acid uric được thận đào thải qua nước tiểu nhưng vì một số lý do như ăn nhiều đồ đạm, uống nhiều rượu bia khiến tăng tổng hợp acid uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải acid uric làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao.

2. Tăng acid uric mà bệnh Gút có giống nhau không?

Bệnh Gút (Gout) hay Thống phong) là 1 bệnh xương khớp do rối loạn chuyển hóa purin, khiến nồng độ acid uric máu gia tăng bất thường, vượt quá ngưỡng bão hòa, dẫn đến sự hình thành các tinh thể muối urat và lắng đọng ở các mô, khớp xương của cơ  thể.

Tuy nhiên, không phải ai bị tăng axit uric máu cũng đều bị Gút.

  • Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ở nồng độ <7,0 mg/dl (420 micromol/l) và được giữ ổn định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải acid uric trong cơ thể. Khi hai quá trình tổng hợp và đào thải này bị mất cân đối, có thể dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Tuy nhiên lúc này chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn gút cấp. Giai đoạn này thường gọi là “Tăng acid uric máu”, chưa phải bệnh gout.
  • Khi nồng độ acid uric máu tăng cao kéo dài, vượt ngưỡng bão hòa, các tinh thể muối urat sẽ lắng đọng ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gout cấp. Khi đó, tăng acid uric máu đã tiến triển thành bệnh gút.

Tuy vậy các nghiên cứu cho thấy, tăng nồng độ acid uric máu là 1 trong những yếu tố nguy cơ rõ ràng của bệnh Gút.

3. Nguyên nhân tăng acid uric máu là gì? Khi nào cần điều trị tăng acid uric máu?

3.1. Nguyên nhân tăng acid uric máu

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cơ thể bị tăng Acid uric máu và có thể phân loại các nguyên nhân tăng acid uric thành 2 nhóm sau:

    • Tăng acid uric nguyên phát (bẩm sinh): có tính chất di truyền, liên quan đến rối loạn gen và mang tính gia đình rõ rệt. Có các bất thường về enzym: thiếu hụt enzym HGPRT, hoặc do tăng hoạt tính của enzyme PRPP…
  • Tăng acid uric thứ phát:

+ Tăng phân hủy purin đường ngoại sinh do ăn nhiều thức ăn có nhiều purin (thịt, phủ tạng động vật, cá, hải sản)

+ Tăng thoái hóa purin theo đường nội sinh do các tế bào trong cơ thể bị phá hủy, gặp trong các bệnh máu ác tính (leukemia, lymphoma), đa hồng cầu, tán huyết, hóa trị liệu trong điều trị ung thư hoặc sau khi dùng một số thuốc như thuốc lợi tiểu, pyrazinamide, nicotinamide…

+ Giảm thải trừ acid uric qua thận trong các bệnh lý thận, như viêm cầu thận mạn, suy thận mạn…

3.2. Khi nào cần điều trị tăng acid uric máu

Khi bị bệnh Gút, bạn cần điều trị hạ acid uric máu ngay lập tức để giữ ổn định nồng độ acid uric trong máu, nhằm góp phần hạn chế, ngừng các cơn Gút cấp tái phát cũng như sự tiến triển của các biến chứng Gút mạn tính có hạt tophi, sỏi thận, suy thận…

Tuy nhiên trong trường hợp tăng acid uric máu đơn thuần, không có triệu chứng thì có nên điều trị hạ acid uric không? Điều trị như thế nào?

Với trường hợp tăng acid uric máu đơn thuần, không triệu chứng, bạn cần tuân theo chỉ dẫn sau:

  • Chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu quá cao >10-12mg/dl (khoảng 700 micromol/l) hoặc khi có sự tăng acid uric cấp tính, ví dụ trong điều trị hoá trị liệu trong bệnh ung thư gây hủy tế bào nhiều.
  • Có thể dùng liệu pháp dự phòng tình trạng tăng acid uric máu ở những trường hợp được dự đoán trước là sẽ có tình trạng tăng acid uric cấp tính như trên để tránh tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận.

Thuốc lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp này là thuốc ức chế xanthine oxidase như Allopurinol (Zyloric), Tisopurine (Thiopurinol) hoặc thuốc tiêu acid uric (enzym uricase- biệt dược Uricozym).

  • Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric >10 mg/dl có sử dụng các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống không hiệu quả, hoặc có tiền sử gia đình bị Gout, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric.
  • Với  những trường hợp tăng acid uric máu trung bình (dưới 10mg/dl) và không có triệu chứng khác, người bệnh cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị Gút, có thể dùng một số thuốc YHCT trị Gút, thảo dược hỗ trợ điều trị Gút mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.

Như vậy, nếu trong một đợt kiểm tra máu nào đó mà bạn gặp tình trạng tăng acid uric máu, nhưng không thấy có biểu hiện của Gút trên lâm sàng, thì đừng quá lo lắng, mà hãy đến chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán xác định tình trạng bệnh lý của mình.>

Lời Khuyên của B.S. về Bệnh Rối Loạn Tiêu Hoá

— Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết —

[wp-review id=”12869″]

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tự Ngâm Rượu Thuốc Tại Nhà- Lợi Bất Cập Hại!

Một số nguyên nhân khiến rượu thuốc tự ngâm tại nhà có thể không đạt được hiệu quả xoa bóp giảm đau nhức xương khớp mà còn có thể gây nguy hại cho cơ thể bao gồm....

Đau Khớp Gối Và Giải Pháp Trong Uống Ngoài Xoa- Hiệu Quả Tăng Cường

Đau khớp gối làm giảm chất lượng cuộc sống và có thể gây ra các biến chứng như thoái hóa khớp, viêm khớp, mòn xương… Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa đau khớp gối hiệu quả?

Tiêu Chí Nào Giúp Phong Tê Thấp Bà Giằng Có Trong Danh Mục Thuốc Thiết Yếu BHYT

Thuốc đã được BYT công nhận là thuốc chữa bệnh và được đưa vào danh mục thuốc thiết yếu BHYT

Dùng Phong Tê Thấp Bà Giằng Có Kết Hợp Với Thuốc Tây Được Không?

Trong quá trình tư vấn cách dùng và liệu trình dùng thuốc, bác sĩ tư vấn Bà Giằng đã nhận được rất nhiều thắc mắc từ phía bệnh nhân, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp

Xoa Bóp Phong Thấp Bà Giằng- Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu?

Để mua Xoa bóp phong thấp Bà Giằng hoặc các sản phẩm Thuốc Bà Giằng (Phong tê thấp, Đại Tràng Hoàn, Thống Phong Hoàn…), có thể làm theo 1 trong 2 cách sau:

Mát Xa, Xoa Bóp Đúng Cách Khi Bị Đau Cổ Vai Gáy

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả để giảm đau cổ vai gáy là mát xa, xoa bóp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xoa bóp đúng cách

2022-07-22T12:03:06+07:00

Leave A Comment