Để phòng ngừa và giảm tần suất xuất hiện các cơn Gout cấp, bên cạnh việc dùng thuốc, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, việc kết hợp thêm chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp. Vậy bệnh nhân Gút nên tập các môn thể thao nào?
Bệnh Gút nên tập môn thể thao nào?
1. Nguyên tắc tập luyện thể dục thể thao ở người bệnh Gout
Theo chuyên gia xương khớp, khi mắc bệnh gút, tuỳ theo thực trạng tổn thương khớp, xương của bạn mà sẽ có những bài vận động và môn thể thao phù hợp.
-
Không tập luyện khi đang trong cơn gút cấp
Mặc dù tập thể dục góp phần quan trọng trong làm giảm tình trạng dính khớp, giảm độ căng cứng khớp và làm cho các khớp trở nên linh hoạt. Tuy nhiên, khi đang bị những cơn đau gút cấp hành hạ, việc tập thể dục khớp đã bị viêm có thể kéo dài tình trạng viêm và gây đau nhiều hơn. Lúc này chỉ nên nhẹ nhàng di chuyển mà không được thực thực hiện các bài tập khớp.
Sau khi viêm khớp đã dịu xuống, đừng vội vàng bắt đầu các bài tập nặng mà hãy nâng dần cường độ tập luyện để thiết lập lại sự linh hoạt của các cơ xung quanh khớp.
-
Khi chức năng khớp bình thường, chưa xuất hiện biến dạng khớp
Người bệnh vẫn có thể chơi các môn thể thao như bóng bàn, cầu lông, bơi lội…
-
Khi khớp đã xuất hiện biến dạng
Trong trường hợp này bệnh nhân không được tự ý tập luyện các môn thể thao, mà bác sĩ sẽ chỉ dẫn bài tập riêng tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu tự ý vận động sai cách như vận động thô bạo khi kéo giãn các khớp bị biến dạng có thể làm tổn thương khớp.
Các bài tập khi bị gút chủ yếu nhằm mục đích hạn chế sự dính khớp, còn khi khớp đã dính rồi thì phải tập để khớp dính ở tư thế thẳng, có như vậy mới giảm sự khó khăn trong việc đi lại.
Nguyên tắc tập luyện thể thao ở người bệnh Gút
2. Lợi ích của tập thể dục thể thao với bệnh Gút
Tập luyện thể dục thể thao luôn là một khuyến cáo quan trọng trong chế độ sinh hoạt của nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh gout. Mặc dù người bệnh gút cần phụ thuộc vào tình trạng thực tế để lựa chọn môn thể thao phù hợp và không phải bộ môn thể thao nào cũng phù hợp với người bệnh gút, nhưng các lợi ích của tập luyện thể thao với bệnh gút vẫn không thể phủ nhận được. Đó là:
- Tập thể dục mỗi ngày giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa từ đó có thể giảm cân và làm săn cơ bắp. Việc kiểm soát được cân nặng sẽ giúp giảm áp lực lên hệ xương khớp của người bệnh gút nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.
- Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Máu được phân bố đều khắp cơ thể sẽ giúp nuôi dưỡng và bôi trơn các khớp tốt hơn. Từ đó, hạn chế tối thiểu được các acid uric lắng đọng ở khớp, các cơn đau gút sẽ giảm đi đáng kể.
- Các bài tập thể dục, vận động giúp tăng cường sức đề kháng, giúp xương chắc khoẻ và tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Đây đều là những ảnh hưởng rất tốt đối với người bệnh gút.
3. Một số bài tập thể dục thể thao phù hợp với người bệnh Gút
3.1. Bài tập giãn cơ
Giãn cơ có thể giảm được sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.
3.2. Bài tập thẳng khớp
Bài tập này giúp giảm độ căng cứng khớp và viêm ở đầu gối, ngoài ra tăng lưu thông máu, làm cho các khớp trở nên linh hoạt.
Thực hiện:
- Bệnh nhân đứng thẳng người
- Giang chân rộng bằng vai.
- Đưa tay lên cao, từ từ hạ tay xuống chạm ngón chân rồi lặp lại. (giữ đầu gối thẳng)
3.3. Bơi lội ở cường độ nhẹ
Bơi lội hoặc tập luyện các môn thể thao dưới nước là một cách tuyệt vời để tăng cường chức năng cơ vì khi di chuyển trong nước, các cơ của cơ thể sẽ phải chịu ít lực hơn.
Hãy bắt đầu từ từ và dần dần tăng thời gian đi bơi.
3.4. Bài tập Aerobic nhẹ nhàng
Chọn các bài tập Aerobic nhẹ nhàng như leo cầu thang, đi bộ và tập nhảy. Bắt đầu với 10 phút hàng ngày rồi tăng dần thời gian tập luyện lên 30-45 phút một ngày, một tuần khoảng 5 ngày.
3.5. Đi bộ
Đây là một môn thể thao rất đơn giản nhưng mang lại những lợi ích to lớn không chỉ cho bệnh gout mà còn cho sức khỏe toàn diện của cơ thể.
Trung bình khi đi bộ 1,6 km, cơ thể sẽ “đốt cháy” khoảng 100 calo. Đi bộ 3,6 km/ngày và 3 lần/tuần có thể giúp giảm 0,5 kg sau 3 tuần, từ đó giảm bớt các gánh nặng của cân nặng với hệ xương khớp.
Đi bộ thường xuyên còn giúp tăng độ linh hoạt cho các khớp xương và tăng khả năng phục hồi của các khớp bị tổn thương do gút.
Ngoài ra, đi bộ thường xuyên còn rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.
Thường xuyên đi bộ để ngăn ngừa tổn thương khớp xương do bệnh Gút
3.7. Yoga
Trong trường hợp bệnh gout chưa ảnh hưởng đến những khớp chịu lực chính trên cơ thể như khớp háng, đốt sống, vai gáy thì người bệnh có thể tập được những động tác uốn dẻo toàn thân để phòng ngừa viêm và thoái hóa khớp.
3.8. Khiêu vũ, tập dưỡng sinh
Đây là các bài tập có động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng, giúp duy trì mức độ linh hoạt của khớp, giảm cứng khớp, giảm sưng và đau khớp do gout. Các bài tập dưỡng sinh như thái cực quyền hay xà quyền giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
Ngoài việc tập luyện, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp ngăn chặn cơn đau như: chườm nóng hoặc chườm lạnh và có một chế độ ăn uống hợp lý và uống nhiều nước mỗi ngày. Kết hợp với uống thuốc phòng ngừa cơn gút cấp.
Việc sử dụng các loại thuốc Tây y trong thời gian dài có thể gây ra một số các tác dụng phụ như ảnh hưởng xấu đến gan, thận, viêm loét dạ dày, tiêu chảy… nên các bác sĩ thường hạn chế cho bệnh nhân sử dụng sau khi đã kiểm soát được cơn gút cấp.
Thuốc Đông y tỏ ra hiệu quả hơn trong việc làm giảm nồng độ acid uric máu và giảm bớt các triệu chứng bệnh Gút mà không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Trong đó bài thuốc gia truyền trị Gút THỐNG PHONG HOÀN BÀ GIẰNG được đánh giá rất cao về hiệu quả và độ an toàn.
Với sự kết hợp của 12 vị dược liệu: Mã tiền chế, Thổ phục linh, Hy thiêm, Độc hoạt, Phòng phong, Trạch tả, Đương quy, Dây gắm, Bồ công anh, Đỗ trọng, Ngưu tất, Ba kích, Thống Phong Hoàn Bà Giằng cho hiệu cao trong giảm tình trạng sưng, đau khớp xương do gút, tăng đào thải acid uric máu, bổ thận mạnh gân cốt, lại thêm bổ huyết, hoạt huyết.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment