Đã được Cục quản lý YDCT – Bộ y tế cấp số đăng ký là thuốc


Bộ y tế trao tặng giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt


Tác dụng điều trị khảng định qua nghiên cứu lâm sàng


Thuốc thiết yếu BHYT từ năm 2015

Thuốc đăng ký tại Cục quản lý YDCT


Bộ y tế trao tặng Ngôi sao thuốc Việt


Tác dụng khảng định qua lâm sàng


Thuốc thiết yếu BHYT

Bệnh Thống Phong (Gút)

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp, đặc trưng bởi các cơn đau dữ dội thường xảy ra ở khớp gốc ngón chân cái. Khởi phát đột ngột vào giữa đêm, cơn gút cấp khiến bệnh nhân thức giấc với cảm giác bỏng rát các khớp rất khó chịu. Mặc dù đây là bệnh lý mạn tính, nhưng có nhiều cách giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau tái phát khiến bệnh nhân dễ dàng chung sống với bệnh hơn.

Thống Phong (Gút) • Icone Dau Khop Goi-minĐau Khớp Gối  •  Icone Thuoc PTT Ba Giang-V9-18-minSử Dụng ThuốcBa Giang Interieur blanc-min

Bệnh Gút là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp, diễn biến mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay bệnh Gút đã có nhiều phương pháp giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau tái phát. Cùng cập nhập những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị Gút hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh Gút là gì?

Bệnh Gút (Gout, Thống phong) là căn bệnh lắng đọng các tinh thể muối urat tại các mô, trong và xung quanh các khớp do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu.

Tỷ lệ mắc bệnh Gút ở đàn ông nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.

Cơ chế lắng đọng muối urat tại các khớp xương là gì?

Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh Gút, lượng acid uric trong máu được tích tụ qua thời gian.

Khi nồng độ này quá cao, vượt quá ngưỡng bão hòa, không thể đào thải hết ra ngoài, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành (dạng muối urat). Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

2. Triệu chứng bệnh Gút

Bệnh Gút tiến triển qua 4 giai đoạn, ban đầu chỉ là sự tăng acid uric máu đột ngột, không có triệu chứng, sau đó là những triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau của cơn Gút cấp xuất hiện, các tổn thương khớp phát triển và cuối cùng là xuất hiện hạt tophi và nhiều biến chứng khác.

>> Xem thêm: Các giai đoạn bệnh Gút và biện pháp phòng ngừa Gút tiến triển

Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút thường gặp:

  • Đau khớp đột ngột và dữ dội.

Đột ngột thấy đau dữ dội ở khớp bàn ngón chân cái hoặc các khớp khác (ít hơn) như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay. Cơn đau nghiêm trọng nhất là trong vòng 4 đến 12 giờ kể từ khi bắt đầu.

  • Khó chịu kéo dài. Sau khi trải qua cơn đau nặng, cảm giác khó chịu khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các đợt gút cấp sau này có khả năng kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
  • Viêm và đỏ. Các khớp hoặc khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, nóng và đỏ.
  • Hạn chế vận động. Khi bệnh gút tiến triển, bệnh nhân khó có thể thể di chuyển các khớp bình thường.

3. Chẩn đoán bệnh Gút

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải, để chẩn đoán xác định bệnh Gút, bác sĩ cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm dịch khớp. Bác sĩ có thể sử dụng kim để hút chất lỏng từ khớp bị đau của bệnh nhân và soi dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urate.
  • Xét nghiệm máu. Định lượng nồng độ axit uric và creatinin trong máu thường được chỉ định mặc dù kết quả xét nghiệm có thể không giúp chẩn đoán xác định. Vì một số người có nồng độ axit uric máu cao, nhưng không bao giờ có cơn gút cấp.Và một số người có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút, nhưng nồng độ axit uric trong máu hoàn toàn bình thường.
  • Chụp X-quang. X-quang khớp có thể hữu ích trong việc chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác gây viêm khớp.
  • Siêu âm. Siêu âm cơ xương khớp có thể phát hiện các tinh thể urat trong khớp hoặc trong một tophi. 
  • Chụp CT. Loại chẩn đoán hình ảnh này có thể phát hiện sự hiện diện của các tinh thể urat trong khớp, ngay cả khi không có đợt viêm cấp tính. Xét nghiệm này không được sử dụng thường xuyên trong lâm sàng bởi chi phí cao và không phải cơ sở y tế nào cũng trang bị sẵn.

4. Nguyên nhân bệnh Gút

Nguyên nhân gây ra bệnh Gút là sự lắng đọng của các tinh thể urat trong khớp xương do mức acid uric máu cao.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:

  • Cung cấp quá nhiều acid uric cho cơ thể, dẫn đến cơ thể không đào thải được 
  • Cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric
  • Chức năng đào thải axit uric của thận suy giảm

=> Acid uric có thể tích tụ trong cơ thể, hình thành những tinh thể urat sắc nhọn tại các khớp hoặc các mô bao quanh gây đau, viêm và sưng tấy.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh gút bao gồm:

  • Chế độ ăn uống. Chế độ ăn nhiều thịt, hải sản và uống đồ uống có đường trái cây (fructose) làm tăng nồng độ axit uric, tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Uống nhiều rượu bia, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.
  • Béo phì. Khi thừa cân, cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn và thận gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đào thải axit uric.
  • Bệnh lý. Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút bao gồm tăng huyết áp không được điều trị và các bệnh lý mạn tính như bệnh tiểu đường, các hội chứng chuyển hóa và các bệnh về tim mạch, thận.
  • Một số loại thuốc. Việc sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid- thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và aspirin liều thấp cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric.
  • Tiền sử gia đình. Một người có nguy cơ mắc bệnh gút cao nếu có thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút.
  • Tuổi tác và giới tính. Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới, đó là do phụ nữ có nồng độ axit uric máu thấp hơn. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, nồng độ axit uric của phụ nữ tiệm cận với nam giới. Đàn ông cũng có nguy cơ mắc bệnh gút sớm hơn- thường là trong độ tuổi từ 30 đến 50- trong khi phụ nữ thường có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sau khi mãn kinh.
  • Mới trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương. Trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương trong thời gian gần có liên quan đến việc tăng nguy cơ kích hoạt cơn gút cấp.

5. Biến chứng bệnh Gút

Khi người bệnh không kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu, bệnh gút tiến triển nghiêm trọng hơn với các biến chứng:

  • Bệnh gút tái phát

Nhiều trường hợp sau cơn gút cấp đầu tiên, nếu kiểm soát tốt, không còn gặp phải các triệu chứng gút tái phát nữa. Ngược lại, trên thực tế, rất nhiều người, có thể bị gút mỗi năm một lần, nhiều lần mỗi năm. Dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa các cơn gút ở những người bị bệnh gút tái phát. Nếu không được điều trị, bệnh gút có thể gây xói mòn và phá hủy khớp.

  • Bệnh gút tiến triển, hình thành hạt tophi

Bệnh gút khi không được điều trị có thể khiến các tinh thể urate tích tụ dưới da trong các nốt sần gọi là tophi. Tophi thường hình thành ở một số khu vực như ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay hoặc gân Achilles. Tophi thường không đau, nhưng chúng có thể bị sưng và đau khi có đợt gút cấp. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn, vỡ hạt tophi gây đau và nhiễm trùng.

  • Tổn thương khớp

Nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.

  • Sỏi thận

Nếu không điều trị Gút đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn lắng đọng trong đường tiết niệu, gây sỏi thận. Việc dùng thuốc đều đặn sẽ giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng này.

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh Gút

Để phòng ngừa bệnh Gút, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước. Cần giữ cho cơ thể đủ nước bằng cách uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác. Hạn chế đồ uống ngọt, đặc biệt là những đồ uống có siro ngô hàm lượng cao fructose.
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu. Tham vấn bác sĩ về lượng và loại rượu an toàn cho mình. Bằng chứng gần đây cho thấy bia có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, đặc biệt là ở nam giới.
  • Cung cấp protein cho cơ thể từ các sản phẩm sữa ít béo. Các sản phẩm sữa ít béo có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh gút, vì vậy đây là những nguồn protein tốt nhất cho bệnh nhân gút.
  • Hạn chế ăn thịt, cá và gia cầm. Cần chú ý loại thực phẩm nào, lượng bao nhiêu có thể gây ra cơn đau gút để tránh.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Lựa chọn những khẩu phần cho phép duy trì cân nặng ở mức cho phép. Giảm cân có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên tránh nhịn ăn hoặc giảm cân nhanh chóng, vì như vậy có thể gây tăng tạm thời nồng độ axit uric.

7. Các biện pháp điều trị bệnh Gút

Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị Gút phù hợp.

7.1. Nguyên tắc điều trị bệnh Gút

  • Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp
  • Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gout có nốt tophi.

7.2. Điều trị bệnh Gút theo Tây y

Thuốc giảm đau chống viêm, cắt nhanh cơn gout cấp

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị các đợt gút cấp tính và ngăn chặn các đợt tái phát trong tương lai bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Một số NSAID không kê đơn như ibuprofen , naproxen, và các NSAID kê đơn như indomethacin hoặc celecoxib. Dùng NSAID có nguy cơ viêm, chảy máu và loét dạ dày.
  • Colchicine. Đây là 1 loại thuốc khá hiệu quả thường dùng trong cơn gút cấp để giảm cơn đau do gút. Tuy nhiên, thuốc này thường gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, đặc biệt là tiêu chảy.
  • Corticosteroid giúp kiểm soát viêm và đau do gút. Tác dụng không mong muốn có thể gặp phải bao gồm thay đổi tâm trạng, tăng lượng đường trong máu và tăng huyết áp do đó chỉ sử dụng ở những bệnh nhân không dùng NSAID hoặc colchicine.

Thuốc làm giảm acid uric trong máu.

  • Các thuốc ức chế tổng hợp axit uric. Các thuốc là chất ức chế enzyme xanthine oxidase (XOIs), bao gồm allopurinol và febuxostat giúp làm giảm lượng axit uric mà cơ thể tổng hợp. Do đó làm giảm nồng độ axit uric trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Tác dụng không mong muốn của allopurinol bao gồm phát ban và giảm tế bào máu. Tác dụng không mong muốn của Febuxostat bao gồm phát ban, buồn nôn, giảm chức năng gan và tăng nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch.

  • Thuốc làm tăng đào thải axit uric. Những loại thuốc này được gọi là uricosurics, bao gồm probenecid (Probalan) và lesinurad (Zurampic). Nhóm thuốc này giúp tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Do đó làm giảm nồng độ axit uric trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gút, nhưng nồng độ axit uric trong nước tiểu tăng lên. Tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm phát ban, đau dạ dày và sỏi thận..

7.2. Điều trị bệnh Gút theo Y học cổ truyền

  • Điều trị Gút bằng thuốc Y học cổ truyền

Y học cổ truyền điều trị bệnh thống phong thường dựa vào chứng và mạch; chú ý đến các giai đoạn phát triển của bệnh: Lần đầu hay tái phát 2 hay 3 lần trở lên, sưng đỏ hay không sưng, khớp chưa hay có biến dạng.

Dựa theo các dấu hiệu bệnh chứng và nguyên nhân phát bệnh, YHCT có pháp trị khác nhau:

– Thể phong thấp nhiệt. Chủ yếu dùng pháp trị “Thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, thông lạc”.

– Thể hàn thấp tý. Chủ yếu trừ hàn hóa thấp, chỉ thống là chính.

– Bệnh lâu ngày thường làm khí huyết suy yếu, âm dương bất hòa, cần bồi bổ khí huyết can thận để nâng cao chính khí. Bài thuốc thường dùng là bài bổ can thận.

Trong các bài thuốc YHCT, bài thuốc Thống Phong Hoàn Bà Giằng với 4 nhóm tác động:

  • Khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc
  • Tăng đào thải acid uric
  • Thanh nhiệt, giải độc
  • Bồi bổ khí huyết
  • Bồi bổ can thận (mạnh gân cốt)

Từ đó cho tác dụng giảm acid uric máu, giảm triệu chứng Gút, điều trị bệnh Gút hiệu quả và tăng cường sức mạnh gân cốt.

– Ngoài ra còn các phương pháp khác kết hợp điều trị như: châm cứu, nhĩ châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt…

  • Châm cứu

Châm vào các huyệt Côn lôn, Khâu khư, Thân mạch, Dương lăng tuyền, Tất dương quan, Lương khâu, Chiếu Hải… liệu trình châm kéo dài 5-7 ngày, ngày làm một lần hoặc cách ngày.

  • Nhĩ châm

Châm các huyệt tương ứng điểm đau như: nội tiết, thần môn, giao cảm, thận, tỳ…

Thường châm liên tục theo liệu trình 7 ngày

  • Xoa bóp bấm huyệt

Căn cứ vào chứng viêm khớp và phần bị đau mà lấy những huyệt tương ứng. Sử dụng thủ pháp bình, đầy, bóp, ấn, vê, xoa, lắc, tiến hành từ nhẹ đến mạnh. Mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 15-30 phút.

Song song điều trị, cần kết hợp với tiết chế ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt như: không ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, hạn chế uống rượu bia, cafe, trà đậm, uống nhiều nước 2 – 2,5 lít mỗi ngày…

Bệnh gout không thể có duy nhất một cây thuốc, một bài thuốc mà cần một liệu pháp tổng hợp gồm điều chỉnh lối sống tạo một lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, sử dụng thuốc đúng chỉ định là biện pháp điều trị tốt nhất.

7.3. Điều trị bệnh Gút kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng một số thuốc làm giảm nồng độ acid uric

Trong thời gian kiểm soát được cơn Gút cấp, các tổn thương xương khớp do Gút vẫn có thể xảy ra mặc dù không có triệu chứng biểu hiện. Chính vì vậy mà các biện pháp phòng ngừa Gút tiến triển qua thay đổi lối sống, sử dụng các thực phẩm làm giảm nồng độ acid uric cũng góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát bệnh, ngăn ngừa các đợt gút cấp trong tương lai.

  • Hạn chế đồ uống có cồn và đồ uống có đường trái cây (fructose). Thay vào đó, hãy uống nhiều đồ uống không cồn, đặc biệt là nước.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều purin, như thịt đỏ, thịt nội tạng và hải sản.
  • Tập thể dục thường xuyên và giảm cân. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng một số loại thực phẩm giảm nồng độ acid uric như:

  • Cà phê. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa việc uống cà phê- bao gồm cả cà phê khử cafein – và giảm nồng độ axit uric, mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh cơ chế tác dụng làm giảm nồng độ axit uric của cà phê.
  • Vitamin C. Thực phẩm bổ sung có chứa vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh việc tăng lượng vitamin C cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau và trái cây, đặc biệt là cam. Bệnh nhân có thể bổ sung thêm vitamin C với liều lượng thích hợp
  • Quả anh đào giúp giảm nồng độ axit uric, cũng như giảm số đợt gút cấp. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này. Ăn nhiều anh đào và uống chiết xuất anh đào có thể là một cách an toàn để tăng cường kiểm soát bệnh gút, nhưng trước tiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị y tế bổ sung và thay thế khác phần nào giúp người bệnh đối phó với cơn đau gút trong khi chờ đợi hiệu quả của thuốc. Ví dụ, các kỹ thuật thư giãn, các bài tập thở sâu và thiền định….

Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:

– Chất Lượng Bài Viết –

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

BsCKII. Phạm Hưng Củng
Nguyên Vụ Trường Vụ YHCT - Bộ y Tế

» GỬI CÂU HỎI

Bạn có câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp, hãy hoàn thiện thông tin dưới đây để nhận được tư vấn.



    Điều Trị Bệnh Bằng Thuốc Nam: An Toàn Và Hiệu Quả

    ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THUỐC NAM: AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

    — THỐNG PHONG HOÀN —

    BÀI THUỐC GIA TRUYỀN 100 NĂM.

    Thống Phong Hoàn Bà Giằng® là bài thuốc gia truyền nổi tiếng của Bà Lang Giằng tại Thanh Hóa đã có cách đây 100 năm. Bài thuốc được Lương Y Phạm Thị Giang (con gái Bà Lang Giằng) kế thừa và phát phát triển. Cho đến nay, bài thuốc đã được nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam nghiên cứu, đánh giá cao về hiệu quả điều trị cũng như sự an toàn của thuốc.

    TRUNG TÂM BÁC SĨ TƯ VẤN

    Để được sử dụng Thuốc Bà Giằng® có hiệu quả nhất, hãy liên hệ với trung tâm tư vấn để được chuyên gia cung cấp lời khuyên.

    Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn

    Bs CK II: Phạm Hưng Củng

    – Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT – Bộ Y Tế

    – Thầy thuốc ưu tú, Bs LG

    – Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế HK

    Bs CK II: PHẠM HƯNG CỦNG

    Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT – Bộ Y Tế, Thầy thuốc ưu tú, Bs LG, Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế Hồng Kông

    Thống Phong Hoàn Bà Giằng Chuyên Chữa Trị

    THỐNG PHONG HOÀN BÀ GIẰNG CHUYÊN CHỮA TRỊ

    THÀNH PHẦN THUỐC TỪ THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

    THÀNH PHẦN THUỐC TỪ THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

    Để đảm bảo chất lượng thuốc cao nhất phục vụ người bệnh, đối với mỗi lô thuốc sản xuất ra Dược Phẩm Bà Giằng mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Cơ quan cao nhất ở Việt nam về chất lượng thuốc, lấy mẫu xét nghiệm.

    Kết quả kiểm nghiệm trên lô thuốc mới nhất khẳng định tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng, thành phần cũng như giới hạn nhiễm khuẩn đều đạt chất lượng.

    Điều Trị Bệnh Bằng Thảo Dược Tự Nhiên

    ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

    GỬI CÂU HỎI TỚI BÁC SĨ

    Bạn có câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp, hãy hoàn thiện thông tin dưới đây để nhận được tư vấn.



      Thuốc Phân Phối Rộng Rãi Trên Toàn Quốc

      Thuốc Bà Giằng Phân Phối Trên Toàn Quốc

      Tìm Kiếm Địa Điểm Gần Nhất Có Bán Thuốc Gia Truyền Bà Giằng

      > LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐẶT MUA VÀ SỬ DỤNG THUỐC BÀ GIẰNG.

      bản đồ phân phối thuoc ba giangThuốc Bà Giằng® Được Phân Phối Trên Toàn Quốc.

      Tìm Kiếm Trên Bản Đồ Google Maps Các Hiệu Thuốc Đang Phân Phối Thuốc

      BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH

      BÀI VIẾT LIÊN QUAN

      — LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI —
      THUỐC BÀ GIẰNG® HIỆN ĐÃ CÓ MẶT TẠI CÁC CHUỖI NHÀ THUỐC:
                     
      — LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI —
      THUỐC BÀ GIẰNG® HIỆN ĐÃ CÓ MẶT TẠI CÁC CHUỖI NHÀ THUỐC: