Mỗi độ Tết đến Xuân về là lúc gia đình sum họp, bạn bè hội tụ cùng nhau ăn những bữa cơm đầm ấm. Tuy nhiên đây cũng là những bữa tiệc khó tránh khỏi chén rượu, ly bia chúc nhau và các món ăn giàu đạm, đặt bệnh nhân Gút vào trạng thái “báo động đỏ” cả trong và sau Tết. Vậy làm sao để phòng ngừa các cơn gút cấp mỗi độ Tết đến xuân về?
1. Tết Về, Bệnh Gút Gặp Thời
Sau Tết, số lượng bệnh nhân đến viện thăm khám vì gút tái phát năm nào cũng tăng cao đột biến, gấp khoảng 2-3 lần so với ngày thường.
Theo ghi nhận của các bác sĩ điều trị, kết quả xét nghiệm và thăm khám ở những bệnh nhân này không chỉ ghi nhận sự tăng cao đột biến của chỉ số acid uric, mà thường đi kèm với các tình trạng sức khỏe đáng lo ngại khác là máu nhiễm mỡ tăng, men gan tăng, các rối loạn tiêu hóa…
2. Tại Sao Bệnh Gút Có Chiều Hướng Gia Tăng Trong Và Sau Tết
Theo các chuyên gia, Tết là thời điểm mà chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân Gút có rất nhiều xáo trộn, trong đó có thể kể đến các yếu tố sau:
- Tết là thời điểm các bữa ăn, đồ uống thơm ngon đón năm mới quá đa dạng và phong phú về cả chất và lượng. Những cám dỗ từ bia rượu, đồ ngọt, các món ăn đặc sản, món ăn vị Tết… là một thách thức rất lớn với người bệnh gút.
- Các món ăn đặc trưng ngày Tết được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều dầu mỡ và đặc biệt là nhiều đạm. Điều này khiến cho chỉ số acid uric gia tăng đột biến, tích tụ và lắng đọng tại các khớp xương.
- Tết cũng là thời điểm thật khó để từ chối lời mời từ bạn bè, người thân với những chén rượu đầu xuân, những bữa cơm mừng năm mới. Mặc dù rượu bia không phải là nguồn cung cấp purin, nhưng chất cồn có trong rượu làm giảm chức năng hoạt động của gan thận, làm giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận. Điều này không chỉ làm tăng acid uric máu mà còn làm tăng sự lắng đọng của các tinh thể muối urat tại tại các khớp xương.
Dăm ba chén rượu chúc xuân, vài ba món ăn ngày Tết tưởng chừng bình thường lại là nguyên nhân kích hoạt các cơn Gút cấp, đặc biệt là thời điểm Tết và vài tuần quay trở lại cuộc sống thường nhật sau nghỉ Tết.
3. Làm Sao Để Phòng Ngừa Gút Cấp Mỗi Dịp Tết
Theo Bác sĩ CKII Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT – B.y tế, các bệnh nhân Gút và những người có nguy cơ cao mắc Gút cần chú ý những điều sau để phòng ngừa các cơn Gút cấp mỗi dịp Tết:
1. Tăng cường các thực phẩm có lợi cho bệnh:
-
- Ưu tiên rau xanh, hoa quả: Rau cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín… vừa ít nhân purin, vừa giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bệnh gút.
- Tích cực ăn thực phẩm ít purin: Ngũ cốc, bơ, các loại hạt… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên người bệnh gút nên thường xuyên sử dụng.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành acid uric.
2. Uống nhiều nước
-
- Uống 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải acid uric ra ngoài bằng đường nước tiểu và hạn chế kết tinh urat tại ống thận.
3. Tỉnh táo trước sự “mời gọi” của các thực phẩm tối kỵ với bệnh gút
Tuyệt đối không ăn quá đà, hạn chế các thực phẩm sau:
-
- Bánh chưng, dưa hành, thịt đông: Nếu bánh chưng làm tăng sưng viêm thì thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao. Ba thực phẩm này không tốt cho người bị gút, người bị suy thận có kèm tăng huyết áp cao hoặc bị phù.
- Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê) bởi các thực phẩm này có chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gút ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric, gây ra các cơn đau gút.
- Trong thời điểm 27-30, rất nhiều gia đình ở Việt Nam có phong tục thịt lợn và ăn các phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi). Món ăn này có hàm lượng cholesterol và purin khá cao,có thể gây ra cơn đau gút cấp bất cứ lúc nào.
- Mâm cỗ ngày Tết thường có món Măng khô nấu chân giò hoặc xương. Chân giò và xương đã có lượng protein rất cao lại kết hợp với món măng tre là thực phẩm chứa nhiều nhân purin, vì vậy mà người mắc gút tốt nhất nên tránh món ăn này.
- Hải sản (cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ): Vừa giàu đạm lại nhiều chất béo khiến bệnh gút càng đau đớn và trầm trọng hơn.
- Tránh ăn những món ăn, cay nóng, hạn chế gia vị trong chế biến bữa ăn hàng ngày, hạn chế những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh… vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.
- Đừng vì một phút quá chén mà bị gút tấn công, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ uống có cồn.
- Ngày Tết đi chúc Tết, chúng ta thường có thói quen nhấp vài ngụm trà cùng ăn các loại bánh kẹo, mứt tết và các loại nước ngọt. Đây cũng là những thực phẩm cần hạn chế để tránh thừa cân hoặc đường tăng cao gây tiểu đường, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh gút.
4. Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
Lựa chọn cho mình một môn thể thao hay bài tập phù hợp và tập luyện đều đặn mỗi ngày, ít nhất là 5 lần/1 tuần, mỗi lần 30 phút, kể cả ngày Tết.
5. Uống Thống Phong Hoàn Bà Giằng- Bí kíp “né” Gút cấp ngày Tết hiệu quả
Để ngăn ngừa các cơn Gút cấp xảy ra vào dịp Tết, bệnh nhân Gút không thể bỏ qua bài thuốc Y học cổ truyền Thống Phong Hoàn Bà Giằng.
Gút là căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh kết hợp sử dụng thuốc hợp lý. Chủ động học cách kiểm soát bệnh gút bùng phát ngày tết một tích cực giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng bệnh gout, an tâm đón tết sum họp bên gia đình mà không lo vấn đề về sức khỏe. Chúc Tết này, an tâm đón Tết, không lo Gút làm phiền.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment