Rối Loạn Tiêu Hoá •
Viêm Đại Tràng •
Đại Tràng Co Thắt/Ruột Kích Thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là bệnh đại tràng co thắt dù không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Hiện chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng này, tuy nhiên việc điều trị triệu chứng là hết sức cần thiết để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho người mắc.
Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích theo Tây Y
Nhiều nghiên cứu cho thấy người bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột hơn so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm. Do vậy hướng điều trị theo Tây Y chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc.
Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng
Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt nhưng không cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thì người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc. Tùy từng triệu chứng nổi trội của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp: thuốc chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống táo bón, hay thuốc an thần kinh.
Thuốc điều trị tiêu chảy:
- Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Diarsed.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Smecta, Bismuth.
- Kháng sinh.
- Men vi sinh (bổ sung lợi khuẩn): Antibio, Lacteol, Enterogermina.
Việc sử dụng thuốc sẽ do bác sĩ khám và điều trị kê đơn. Người bệnh không tự ý mua thuốc mà chưa có sự thăm khám và kê đơn từ bác sĩ.
Thuốc điều trị táo bón
- Thuốc trị táo bón theo cơ chế tạo khối: Các thuốc chứa chất xơ, chất sợi từ hạt củ, quả; chất nhầy như rau câu, cám lúa mì như Igol, Equate, Normacol,… Các thuốc này thích hợp với những người ít ăn rau củ, trái cây nhưng không phù hợp với người uống ít nước.
- Thuốc trị táo bón theo cơ chế thẩm thấu: Có tác dụng kéo nước vào lòng ruột, giữ nước, làm mềm phân: Forlax, Lactulose, Sorbitol, Magie Sulfat,…
- Thuốc kích thích chức năng vận động bài tiết của ruột: lô hội, Bisacodyl, muồng trâu, picosulfat,…
Thuốc nên được dùng theo chỉ định của bác sĩ và cần lưu ý là bạn không nên lạm dụng các thuốc điều trị táo bón này, đặc biệt là nhóm kích thích chức năng vận động bài tiết của ruột vì có khả năng làm giảm khả năng co bóp của ruột khi ngừng thuốc.
Thuốc giảm co thắt điều trị đau bụng
Phổ biến trong nhóm này có Buscopan, Meteospasmyl, Sapmaverin,…
Nhóm thuốc an thần kinh
Phổ biến có: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl…
Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ ăn uống và sinh hoạt là một phần rất quan trọng trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Khi bị hội chứng này, người bệnh cần:
- Hạn chế thức ăn không dung nạp, khó tiêu, gây tiêu chảy và đau bụng như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, đồ uống nhiều đường và có ga, hoa quả nhiều đường, chất kích thích, thức ăn để lâu, được bảo quản không tốt,…
- Nếu bị táo bón, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, tránh thức ăn khô, nước mắm, đồ nhiều gia vị,… vì dễ gây táo bón.
- Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh căng thẳng thần kinh, tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục, đi bộ buổi sáng…
- Luyện tập chế độ đại tiện một lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Điều trị hội chứng ruột kích thích theo Đông Y
Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí. Nguyên nhân bệnh là do rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ. Y học cổ truyền chia thành các thể bệnh với các phương pháp điều trị khác nhau trong đó có 2 bài thuốc Tứ quân tử thang và Hương sa lục quân tử thang là các bài thuốc cổ phương cho hiệu quả điều trị tốt.
Thay vì trước đây phải dùng các thang thuốc sắc, gây khó khăn, bất tiện trong sử dụng dẫn đến việc người bệnh khó tuân thủ điều trị, hiện nay đã có thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng với sự kết hợp của 2 bài thuốc trên sẽ giúp những người mắc có thêm một lựa chọn tiện lợi, an toàn và hiệu quả để điều trị hội chứng ruột kích thích.
Lời Khuyên của B.S. về bệnh Ruột Kích Thích

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment