Ngày 31/12/2019 vừa qua, trên trang báo Dân Trí có đưa tin: PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đánh giá về việc các thực phẩm chức năng quảng cáo tràn lan, sai sự thật trên các trang mạng xã hội. Ông cũng khuyến cáo, tất cả những quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khẳng định là “giải pháp hoàn hảo”, “chữa khỏi”… đều lừa dối người tiêu dùng.
Tình trạng quảng cáo sai sự thật, gian dối diễn biến rất phức tạp
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: “99% quảng cáo thực phẩm chức năng qua mạng xã hội không đúng sự thật”.
Ông cho biết: “Tình trạng quảng cáo sai sự thật, gian dối, có thể dùng từ lừa dối người tiêu dùng diễn biến rất phức tạp. Các sản phẩm được quảng cáo tràn lan và thổi phồng như thuốc chữa bệnh thường xuất hiện nhiều hiện nay như sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não, bệnh thận, gan, bệnh xương khớp, nam khoa… Tất cả những quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khẳng định là “giải pháp hoàn hảo”, “chữa khỏi bệnh”, “khỏi cả đời”… đều lừa dối người tiêu dùng.”
“Một số TPCN quảng cáo nổ về công dụng “trĩ nặng mấy gặp tôi cũng hết” trong khi sản phẩm chỉ được cấp phép nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón; hay sản phẩm hỗ trợ xương khớp, gout… “nổ” công dụng như “thần dược” là “trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp”, “tạm biệt bệnh gout chỉ vài tuần” trong khi gout là bệnh mãn tính chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.”
Trước chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta có chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo trong đó có lĩnh vực y tế, thuốc y học cổ truyền và thực phẩm chức năng.
Về hệ thống pháp luật, để quản lý hoạt động quảng cáo nói chung, trong đó có lĩnh vực y tế và thực phẩm chức năng rất đầy đủ như luật quảng cáo, thông tư, hướng dẫn, nghị định… Riêng với lĩnh vực thực phẩm có riêng một thông tư Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động quảng cáo lĩnh vực thực phẩm.
Về nguyên tắc, chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được thẩm định. Nhưng nhiều đơn vị khi đăng kí với cơ quan nhà nước như thế nào, quảng cáo thực phẩm chức năng phải đúng với nội dung đã cấp phép.
Ngoài ra có nhiều quy định cấm, như cấm so sánh tốt nhất, tốt hơn trực tiếp với sản phẩm khác, cấm quảng cáo vi phạm thuần phong mỹ tục…
“Với việc xử lý vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm, trong đó có quảng cáo, Cục An toàn thực phẩm chỉ có 7 thanh tra viên nhưng là 1 trong những đơn vị thuộc bộ y tế xử lý mạnh mẽ nhất về vi phạm quảng cáo. Có những năm chúng tôi phạt hơn 3 tỷ vì vi phạm này, chưa kể số tiền phạt do các đơn vị khác như Thanh tra Bộ Y tế, thanh tra Sở Y tế, thanh tra Bộ Thông tin – truyền thông.”
“Chúng tôi liên tục tiến hành rà soát các nội dung quảng cáo. Nhiều doanh nghiệp phủ nhận nội dung quảng cáo vi phạm, chối cãi nội dung quảng cáo đó họ không thực hiện. Là cơ quan quản lý, chúng tôi đưa ra cảnh báo người tiêu dùng không mua những sản phẩm này, đăng tải công khai trên các phương tiện truyền thông.”
Cách nhận biết một sản phẩm thực phẩm chức năng đang được thổi phồng:
- Các thực phẩm chức năng theo quy định chỉ với công dụng hỗ trợ làm giảm… chứ không được cùng các cụm từ như: Điều trị, chữa trị, hỗ trợ điều trị…
- Đặc biệt, các từ, cụm từ thường thấy trong các quảng cáo thực phẩm chức năng “thổi phồng” tác dụng như: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “đảm bảo 100% hết bệnh”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “dứt điểm”, “hết hẳn”, “chữa khỏi” …
- Người mua cần tìm hiểu kỹ xem sản phẩm đó thuộc công ty nào, có uy tín trên thị trường hay không.
Phân biệt Thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh
Thuốc chữa bệnh có vai trò tham gia vào các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Nó làm thay đổi cấu trúc sinh lý hoặc bệnh lý để sửa chữa những tổn thương trong cơ thể, giúp tiên lượng bệnh tốt hơn. Để được cấp số đăng ký là thuốc chữa bệnh, sản phẩm phải trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng và kiểm nghiệm khắt khe trong một thời gian dài.
Thực phẩm chức năng (TPCN) dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái và giảm bớt nguy cơ bệnh tật chứ không sửa chữa những tổn thương của cơ thể, không có tác dụng chữa bệnh.
Thuốc Bà Giằng là thuốc chữa bệnh – Thông tin cung cấp đến người bệnh không bị sai lệch
Thuốc BÀ GIẰNG là một thương hiệu thuốc Đông y gia truyền nổi tiếng trong nền Y học Việt Nam. Trải qua nhiều thế hệ, các bài thuốc mang thương hiệu BÀ GIẰNG đã được minh chứng qua thời gian và giúp điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân.
Hai loại thuốc truyền thống của thương hiệu Bà Giằng là Phong tê thấp Bà Giằng và Đại tràng hoàn Bà Giằng đã được Bộ Y tế cấp phép là Thuốc chữa bệnh gia truyền.
Những thông tin của thuốc Bà Giằng được các bác sĩ cung cấp cho người bệnh đều đúng với tác dụng đã được chứng nhận bởi bộ Y Tế. Bởi vậy thương hiệu Bà Giằng trải qua nhiều thăng trầm của nền y học Việt Nam đều luôn là thương hiệu uy tín, nhận được sự tin tưởng cao từ người bệnh.

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment