Rối Loạn Tiêu Hoá •
Viêm Đại Tràng •
Đại Tràng Co Thắt/Ruột Kích Thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Người bệnh thường có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, mót rặn, đi phân nát nhiều lần, đại tiện táo lỏng xen kẽ có thể có nhầy phân. Bệnh thường xuyên tái phát và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sức khỏe hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng hội chứng này có thể do nhiều yếu tố gây ra:
- Co thắt ruột: Thành ruột được lót bằng các lớp cơ có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng. Khi bạn bị hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường nên sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Ngược lại, khi ruột co thắt yếu, quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm làm cho phân trở nên cứng và khô.
- Những bất thường của hệ thần kinh ở đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn bình thường khi bụng bị chướng hơi hoặc đầy phân. Sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột có thể làm cho cơ thể của bạn phản ứng quá mức với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Sự phản ứng quá mức này có thể làm cho bạn bị đau, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Viêm ruột: Một số người mắc IBS có số lượng tế bào miễn dịch trong ruột tăng lên. Phản ứng của hệ thống miễn dịch này có liên quan đến đau và tiêu chảy.
- Nhiễm trùng nặng: IBS có thể xuất hiện sau khi bị tiêu chảy nặng do vi khuẩn hoặc virus. IBS cũng có thể liên quan đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
- Thay đổi hệ vi khuẩn trong ruột: Microflora là vi khuẩn “tốt” cư trú trong ruột và đóng vai trò chính trong sức khỏe đường ruột. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ vi sinh vật ở những người mắc IBS có thể khác với hệ vi sinh vật ở những người khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa biết rõ
Các yếu tố kích hoạt hội chứng ruột kích thích
- Thực phẩm: mối liên quan giữa tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm với hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên nhiều người đã có triệu chứng nặng hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm có liên quan là sô cô la, gia vị, chất béo, trái cây, các loại đậu, cải bắp, bông cải trắng, bông cải xanh, sữa, thức uống có ga và rượu bia.
- Căng thẳng: hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng của mình xấu đi hoặc thường xuyên hơn trong các giai đoạn có nhiều căng thẳng, như tuần cuối cùng hoặc tuần đầu tiên làm công việc mới. Tuy nhiên, căng thẳng chỉ có thể làm nặng thêm các triệu chứng, chứ không gây ra triệu chứng.
- Nội tiết tố: phụ nữ có khả năng bị hội chứng ruột kích thích cao gấp hai lần, các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong việc gây ra hội chứng này. Nhiều phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau kỳ kinh nguyệt.
Các yếu tố nguy cơ
Nhiều người rất hiếm có các dấu hiệu và triệu chứng nhưng vẫn có nhiều khả năng bị hội chứng ruột kích thích nếu:
- Trẻ tuổi: IBS có xu hướng xảy ra ở những người dưới 45 tuổi;
- Là phụ nữ: nhìn chung, phụ nữ bị tình trạng này cao hơn nam giới gấp hai lần;
- Có tiền sử gia đình bị hội chứng ruột kích thích: các nghiên cứu cho thấy những người có thành viên gia đình bị IBS có thể tăng nguy cơ mắc bệnh;
- Có vấn đề về sức khỏe tinh thần: lo lắng, trầm cảm, rối loạn nhân cách và tiền sử lạm dụng tình dục ở thời kỳ trẻ em đều là các yếu tố nguy cơ. Đối với phụ nữ, bạo hành gia đình cũng có thể là yếu tố nguy cơ.
Ảnh hưởng của tiền sử gia đình đối với nguy cơ IBS có thể liên quan đến gen, các yếu tố chia sẻ trong môi trường gia đình hoặc cả hai yếu tố trên.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích theo Đông y
Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí. Nguyên nhân bệnh là do rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ. Việc điều trị thường sẽ tùy theo từng nguyên nhân mà thầy thuốc sẽ có biện pháp dùng thuốc phù hợp.
Đại tràng hoàn Bà Giằng là bài thuốc hoàn toàn từ thảo dược, là sự kết hợp của 2 bài thuốc cổ phương tốt nhất trong điều trị rối loạn tiêu hóa, giảm chức năng đại tràng cấp & mãn tính và Hội chứng ruột kích thích sẽ giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt do căn bệnh này gây ra.
Chuyên Gia Tư Vấn Về Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment