Icon Dai Trang [2018]-hoi chung ruot KT-BLACK Bệnh Lý Ruột Kích Thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn gọi là bệnh đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng co thắt. Đây là một bệnh lý có ảnh hưởng đến đại tràng, triệu chứng chính là những rối loạn chức năng nhưng không có tổn thương thực thể ở đại tràng.

Đại Tràng hoàn bà giằng

Icon Dai Trang [2018]-hoi chung ruot KT-26Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý đường ruột thường gặp ở cả Việt Nam và trên thế giới. Tỉ lệ mắc bệnh từ 5% – 20% dân số thế giới, nữ mắc cao hơn nam. Tại Việt Nam theo khảo sát của khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai năm 2004, hội chứng ruột kích thích chiếm tới 83,38% trong các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS). Bệnh còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt.

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Hội chứng ruột kích thích còn gọi là viêm đại tràng co thắt

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích. Nhưng rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh đã được xác định:

  • Stress: trạng thái căng thẳng thần kinh do suy nghĩ, lo âu quá nhiều khiến các triệu chứng xuất hiện hoặc biểu hiện nặng hơn.
  • Thực phẩm: hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện khi ăn một số thực phẩm nhất định. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh.
  • Sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Yếu tố di truyền.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng Hội chứng ruột kích thích 

Các triệu chứng ruột kích thích thường bao gồm:

  • Đau bụng: Biểu hiện đau thường thành cơn, giảm đau sau khi đi vệ sinh
  • Đầy hơi, chướng bụng: Các triệu chứng đầy hơi chướng bụng thường hết sau khi bạn đi vệ sinh.
  • Thay đổi số lần đi vệ sinh và tính chất phân: có thể gặp táo bón hoặc tiêu chảy.

Các triệu chứng của IBS có thể chỉ xuất hiện ngắn hạn rồi hết nhưng cũng có thể xuất hiện triệu chứng thường xuyên liên tục.

Riêng ở nữ giới, các triệu chứng có thể xuất hiện vào chu kì kinh nguyệt, hoặc triệu chứng có thể có nặng lên trong thời gian này. Phụ nữ mãn kinh có ít triệu chứng hơn phụ nữ vẫn đang có kinh nguyệt.

Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Từ năm 1989 đến nay tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích đã được thay đổi 4 lần, hiện tiêu chuẩn mới nhất là tiêu chuẩn Rome IV, được công bố và áp dụng trên toàn thế giới từ năm 2016 nhằm thống nhất đánh giá các triệu chứng chẩn đoán “ Hội chứng ruột kích thích”

Đau bụng: trong vòng ít nhất 3 tháng, đau bụng xuất hiện ít nhất 1 ngày/ tuần. Kèm theo ít nhất hai trong số các tiêu chuẩn sau:

  • Giảm đau bụng sau khi đi cầu hay trung tiện
  • Thay đổi số lần đi cầu trong ngày ( > 3 lần/ ngày hoặc nhỏ hơn< 3 lần/ tuần)
  • Thay đổi hình dạng của phân (lỏng, nhão, cứng)
  • Các triệu chứng trên bắt đầu ít nhất 6 tháng trước

Do cần loại trừ các bệnh lý có một số triệu chứng tương tự với các bệnh lý có tổn thương thực sự ở đại tràng như viêm đại tràng, polyp, ung thư đại tràng, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm như:

  • Công thức máu.
  • Xét nghiệm phân, cấy phân tìm vi khuẩn.
  • Sinh thiết: để xem tình trạng mô đại tràng
  • Chụp X.Q khung đại tràng xem có rối loạn co bóp nhu động, nội soi đại-trực tràng

Qua thăm khám và xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh khác.


Nhận Tư Vấn Về Bệnh Lý


    Điều trị hội chứng ruột kích thích

    Điều trị theo Tây Y

    Một số lưu ý khi điều trị bằng Tây Y:

    • Điều trị theo triệu chứng nổi trội
    • Chưa có thuốc riêng biệt nào điều trị hết mọi triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
    • Điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh, các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất sau điều trị nhưng rất dễ tái phát.
    • Không nên dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn ruột.

    Điều trị cụ thể:

    Chế độ ăn uống:

    • Chọn thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản.
    • Tăng cường bổ sung các món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate, ví dụ mì ống, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên cám,…
    •  Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng hơn 2 tiếng nên ăn một bữa vì ăn nhiều thực phẩm trong một bữa có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy.
    • Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nuốt khí vào, làm giảm đầy bụng, chướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa. Nhờ đó, việc này giúp hạn chế kích kích co bóp của ruột, giảm số lần đi ngoài và giảm đau hiệu quả.

    Chế độ luyện tập:

    • Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.
    • Luyện tập thư giãn, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

    Thuốc điều trị triệu chứng:

    • Chống đau, giảm co thắt
    • Chống táo bón: uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng 
    • Chống ỉa chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium….
    • Chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt…
    • Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl…

    Việc sử dụng thuốc sẽ do bác sĩ khám và điều trị kê đơn. Người bệnh không tự ý mua thuốc mà chưa có sự thăm khám và kê đơn từ bác sĩ.

    Điều trị hội chứng ruột kích thích theo Đông Y

    Xuất phát từ mối liên hệ giữa hội chứng ruột kích thích và sự nhạy cảm thần kinh hoặc nhạy cảm với thức ăn hoặc do chức năng tiêu hóa, đông y đã đưa ra các phương pháp điều trị dựa trên nguyên tắc:

        –   Kiểm soát các triệu chứng: giảm số lần đi đại tiện, đau quặn hoặc thay đổi tính chất phân.

        –   Loại trừ các tác động của các nguyên nhân gây ra bệnh lý

        –   Ổn định chức năng tiêu hóa.

    Dựa trên nguyên tắc này, các thầy thuốc Đông Y đã sáng tạo ra cá bài thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt, trong đó nổi tiếng nhất là Tứ quân tử thang và Hương sa lục quân tử thang cho hiệu quả điều trị tốt.

    Ở lĩnh vực Đông y, Đại tràng hoàn Bà Giằng với sự kết hợp của 2 bài thuốc cổ phương nổi tiếng cũng là 2 bài thuốc tốt nhất trong điều trị rối loạn tiêu hóa, giảm chức năng đại tràng cấp & mãn tính và Hội chứng ruột kích thích sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị các triệu chứng bệnh lý do đại tràng gây ra.

    Chất Lượng Bài Viết:

    – Chất Lượng Bài Viết –

    GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM TƯ VẤN

    Bs CK II: Phạm Hưng Củng

    - Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế, Thầy thuốc ưu tú, Bs LG
    - Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế HK

    Bs CK II: PHẠM HƯNG CỦNG

    Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT - Bộ Y Tế, Thầy thuốc ưu tú, Bs LG, Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế Hồng Kông

    HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

    BsCKII. Phạm Hưng Củng Nguyên Vụ Trường Vụ YHCT - Bộ y Tế

    » GỬI CÂU HỎI TỚI BÁC SĨ

    Bạn có câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp, hãy hoàn thiện thông tin dưới đây để nhận được tư vấn.




      Điều Trị Bệnh Bằng Thuốc Nam: Hiệu Quả và An Toàn

      SĐK QC Nội Dung Thuốc 264 / 2017 / XNQC-QLD

      — ĐẠI TRÀNG HOÀN —

      100 NĂM GIA TRUYỀN, HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN.

      Đại Tràng Hoàn Bà Giằng® là bài thuốc gia truyền nổi tiếng của Bà lang Giằng tại Thanh Hóa đã có cách đây 100 năm. Ngày nay, bài thuốc được Lương y Phạm Thị Giang (con gái Bà lang Giằng) kế thừa, phát triển và được nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam nghiên cứu, đánh giá cao về hiệu quả điều trị cũng như sự an toàn của thuốc.

      vien-kiem-nghiem-trung-uong-1

      Để đảm bảo chất lượng thuốc cao nhất phục vụ người bệnh, đối với mỗi lô thuốc sản xuất ra Dược Phẩm Bà Giằng mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Cơ quan cao nhất ở Việt nam về chất lượng thuốc, lấy mẫu xét nghiệm.

      Kết quả kiểm nghiệm trên lô thuốc mới nhất sản xuất ngày 5/09/2018 khảng định tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng, thành phần cũng như giới hạn nhiễm khuẩn đều đạt chất lượng.

      [wpi_designer_button id=20349]

      ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC NAM AN TOÀN & HIỆU QUẢ

      TRUNG TÂM BÁC SĨ TƯ VẤN

      Để được sử dụng Thuốc Bà Giằng® có hiệu quả nhất, hãy liên hệ với trung tâm tư vấn để được chuyên gia cung cấp lời khuyên.

      Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn

      Bs CK II: Phạm Hưng Củng

      – Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT – Bộ Y Tế

      – Thầy thuốc ưu tú, Bs LG

      – Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế HK

      Bs CK II: PHẠM HƯNG CỦNG

      Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT – Bộ Y Tế, Thầy thuốc ưu tú, Bs LG, Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế Hồng Kông

      Đại Tràng Hoàn Bà Giằng Chuyên Chữa Trị

      ĐẠI TRÀNG HOÀN BÀ GIẰNG CHUYÊN CHỮA TRỊ

      Điều Trị Bệnh Bằng Thảo Dược Tự Nhiên

      ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

      Để đảm bảo chất lượng thuốc cao nhất phục vụ người bệnh, đối với mỗi lô thuốc sản xuất ra Dược Phẩm Bà Giằng mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Cơ quan cao nhất ở Việt nam về chất lượng thuốc, lấy mẫu xét nghiệm.

      Kết quả kiểm nghiệm trên lô thuốc mới nhất khẳng định tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng, thành phần cũng như giới hạn nhiễm khuẩn đều đạt chất lượng.

      GỬI CÂU HỎI TỚI BÁC SĨ

      Bạn có câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp, hãy hoàn thiện thông tin dưới đây để nhận được tư vấn.




        Thuốc Phân Phối Rộng Rãi Trên Toàn Quốc

        Thuốc Bà Giằng Phân Phối Trên Toàn Quốc

        Tìm Kiếm Địa Điểm Gần Nhất Có Bán Thuốc Gia Truyền Bà Giằng

        1- Lọc theo Thành Phố / Quận với nút loc-theo-thanh-pho-quan

        2- Phóng To / Thu Nhỏ với nút bouton Zoom-unzoom 2-min

        3- Nhấn chuột vào hình Maps Icone BG Small trên bản đồ để hiện Nhà Thuốc gần nhất phân phối Thuốc Bà Giằng®

        bản đồ phân phối thuoc ba giangThuốc Bà Giằng® Được Phân Phối Trên Toàn Quốc.

        Tìm Kiếm Trên Bản Đồ Google Maps Các Hiệu Thuốc Đang Phân Phối Thuốc

        SỨC KHỎE THƯỜNG NGÀY

        ☆TIN TỨC MỚI NHẤT

        BÀI VIẾT LIÊN QUAN

        Bác Sĩ Tư Vấn: Cách Giải Quyết Bệnh Đại Tràng Co Thắt

        Xin Hỏi Bác Sĩ: Tôi năm nay 32 tuổi, hay đau bụng về sáng, đi ngoài nhiều đặc biệt cứ ăn sáng xong là tôi lại có cảm giác đau bụng, khó chịu và muốn đi ngoài, đôi khi đau quặn bụng. Tôi tìm hiểu trên mạng thì thấy giống các biểu hiện của bệnh đại tràng. Xin Bác Sĩ cho biết, trường hợp bệnh của tôi có đúng là dấu hiệu của bệnh đại tràng hay không và làm thế nào để hết được bệnh? Xin cảm ơn

        TÌM ĐỌC NHIỀU NHẤT

        RADIO SỨC KHỎE

        Lắng nghe tư vấn sức khỏe từ những chuyên gia y tế trên Radio - Đài tiếng nói Việt Nam VOV   >>> Nghe Radio VOV

        — LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI —
        THUỐC BÀ GIẰNG® HIỆN ĐÃ CÓ MẶT TẠI CÁC CHUỖI NHÀ THUỐC:
                         
        — LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI —
        THUỐC BÀ GIẰNG® HIỆN ĐÃ CÓ MẶT TẠI CÁC CHUỖI NHÀ THUỐC:
        2023-01-31T16:43:49+07:00

        Leave A Comment