Rối Loạn Tiêu Hoá •
Viêm Đại Tràng •
Đại Tràng Co Thắt/Ruột Kích Thích
Hội chứng ruột kích thích đang là một trong các bệnh đường ruột thường gặp nhất. Những người mắc bệnh rất dễ bị thay đổi nhu động ruột với những triệu chứng của hệ tiêu hóa tái đi tái lại. Chế độ ăn uống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến hội chứng ruột kích thích. Sử dụng các thực phẩm tốt cho hội chứng ruột kích thích được xem là việc làm cần thiết nên áp dụng hàng ngày đối với các bệnh nhân mắc bệnh này.
Chế độ ăn uống cho người bị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh mạn tính thường hay tái phát. Ngoài chế độ làm việc, sinh hoạt điều độ phải tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống. Tăng cường nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tránh những thức ăn gây kích ứng, thực phẩm chứa nhiều chất kích thích hay những chất gây hại cho đường ruột. Người bệnh nên ăn đủ bữa, đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn quá nhiều vào một bữa nhất định. Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ. Hạn chế ăn vội dễ dẫn đến nuốt nhiều khí vào bụng gây kích thích co bóp của ruột làm thay đổi số lần đi ngoài khiến bệnh nặng thêm. Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm rất quan trọng với tiến triển của bệnh. Những Thực phẩm cho người hội chứng ruột kích thích.
Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Chế độ ăn là một trong các yếu tố rất quan trọng trong điều trị hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bệnh nhân phải kiêng khem quá mức vì có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng làm tình trạng bệnh thêm. Những thực phẩm tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích có rất nhiều như:
– Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ:
Chất xơ có nhiều trong các loại trái cây, rau xanh, củ quả, các loại ngũ cốc: ngô, khoai, sắn,…
Chất xơ tạo điều kiện cho lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa phát triển. Đồng thời làm giảm sự kích ứng của niêm mạc đường tiêu hóa. Đặc biệt thực phẩm nhiều chất xơ là thức ăn quan trọng nhất giúp cải thiện tình trạng táo bón.Trong đó có cám gạo là thực phẩm được khuyên dùng nhiều nhất cho người bệnh IBS. Nhiều trường hợp giảm tiêu chảy rõ ràng khi dùng cám gạo, các loại ngũ cốc. Tuy nhiên có trường hợp lại cải thiện hơn khi ăn chế độ ít chất xơ. Cho nên, phải theo dõi đáp ứng để điều chỉnh lượng chất xơ cho phù hợp với từng người, nên chọn chất xơ hòa tan có trong các trái cây và rau quả. Ngũ cốc nên chọn các loại không chứa Gluten như gạo, ngô, yến mạch,…đặc biệt là khoai lang.
– Người bị hội chứng ruột kích thích có thể ăn các loại thịt nạc của gia súc, thịt nạc trắng như gia cầm, thịt cá đồng.
– Một số nhóm thực phẩm chứa hoạt chất giúp cải thiện đường tiêu hóa như tỏi hay nghệ.
– Các loại thực phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột như sữa chua, một số loại men,..
– Người bị hội chứng ruột kích thích nên uống nhiều nước: người bệnh thường sợ uống nước vì nghĩ rằng việc hấp thu một lượng nước lớn có thể gây đi ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh nhân IBS cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp ổn định hệ tiêu hóa.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, ngoài việc ăn các loại thực phẩm tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng hoặc thuốc có nguồn gốc từ thảo dược để cải thiện đường tiêu hóa, cân bằng lại đường ruột, nâng cao chức năng tiêu hóa. Một trong các loại chế phẩm được các chuyên gia và bệnh nhân đã từng điều trị tin tưởng là Đại tràng hoàn Bà Giằng. Theo đó, với việc dùng liều thích hợp đại tràng hoàn Bà Giằng trong 3 tháng liên tục giúp cải thiện đến 80% triệu chứng của bệnh.
Hội chứng ruột kích thích không nên ăn gì?
Việc kiêng khem trong chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích. Có những thực phẩm mà người bệnh không nên ăn như:
– Mỡ động vật: Những thức ăn có chứa nhiều chất béo sẽ làm ruột phải co bóp, hoạt động nhiều hơn làm nặng thêm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích.
– Đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, các loại thịt chế biến sẵn như pate, xúc xích, mì tôm, các loại bánh quy, phô mai là những đồ ăn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm kích thích, thay đổi nhu động ruột mà bệnh nhân cũng nên tránh xa.
– Đồ ăn chứa nhiều đường gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Làm gia tăng nguy cơ và mức độ nguy hiểm của hội chứng ruột kích thích. Nên tránh các đồ ăn như các loại siro, bánh kẹo, mứt, …
– Thực phẩm có chứa các chất kích thích như chè, cà phê, rượu, bia, những thực phẩm quá cay có thể làm tăng kích thích co bóp niêm mạc ruột gây biểu hiện bệnh nặng hơn.
– Thực phẩm mà khi bị hội chứng ruột kích thích không nên ăn còn có những loại hoa quả, rau củ chứa nhiều acid và tanin, đặc điểm nhận dạng là chúng thường có vị chua, chát. Những chất này gây kích thích mạnh niêm mạc đường ruột làm triệu chứng bệnh nặng thêm.
Việc tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, ăn nhiều các thực phẩm tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích, và hạn chế ăn các thức ăn không tốt cho đường ruột sẽ giúp người bệnh sớm khỏi bệnh, cân bằng lại cuộc sống.
Chuyên Gia Tư Vấn Về Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment