Bệnh Tê Buồn Chân Tay Là Gì?
Bệnh tê buồn chân tay giai đoạn chuyển mùa thường nặng nề hơn rất nhiều, là dịp làm tái phát hoặc khởi phát triệu chứng bệnh. Theo một thống kê của khoa đông y, trường đại học Y Hà Nội, trên 90% bệnh tê buồn chân tay bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp là gì?
Vì sao khi chuyển mùa bệnh tê bì chân tay nặng hơn?
Theo Y học hiện đại
Tê buồn chân tay do nhiều nguyên nhân gây ra và được xếp vào 2 nhóm chính:
- Tê bì chân tay cơ học thường gặp sau làm việc, sinh hoạt sai tư thế hoặc thực hiện ở một tư thế quá lâu, do sự rối loạn vận mạch là chính, triệu chứng này xuất hiện ở tất cả các đối tượng. Những trường hợp tê chân cơ học thường nghỉ ngơi hoặc sau khi thay đổi động tác vài lần sẽ hết.
- Tê buồn chân tay bệnh lý: Chiếm tỉ lệ cao hơn và thường do bệnh lý cơ xương khớp gây ra, nguyên nhân do rối loạn dẫn truyền thần kinh ngoại biên, có thể gặp ở các bệnh về cơ xương khớp có sự chèn ép thần kinh như: thoát vị đĩa đệm cột sống, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống, di chứng chấn thương hoặc sau viêm nhiễm. Ngoài ra có thể do đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, suy giãn tĩnh mạch.
Trong giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ, áp suất ảnh hưởng nhiều đến việc lưu thông máu đi nuôi hệ thống xương khớp, làm nặng hơn các bệnh xương khớp và đó cũng là nguyên nhân khiến chứng tê buồn chân tay nặng hơn.
Theo y học cổ truyền
Các bệnh liên quan đến tê buồn chân tay đều thuộc phạm vi chứng Tý hoặc nằm trong bệnh cảnh của chứng phong tê thấp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do phong thấp tà (các yếu tố ẩm thấp trong môi trường hoặc thời tiết mưa, lạnh, độ ẩm cao) xâm nhập vào kinh lạc gây bệnh.
Giai đoạn chuyển mùa được coi là yếu tố thuận lợi gây bệnh và được xếp vào một trong ba nhóm nguyên nhân gây bệnh chính của đông y. Thời điểm này, lục dâm (6 thứ khí phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) trở thành tác nhân gây bệnh khi xuất hiện quá nhiều trong không khí mà cơ thể con người chưa kịp thích nghi nên thừa cơ gây bế tắc kinh lạc, khiến khí huyết không được lưu thông dẫn đến các triệu chứng tê buồn, rối loạn cảm giác. Chính vì vậy, bệnh tê buồn chân tay giai đoạn chuyển mùa thường bị nặng hơn.
Cách kiểm soát chứng tê buồn chân tay giai đoạn chuyển mùa
Các trường hợp tê buồn chân chân tay cơ học thường sẽ hết khi điều chỉnh lại tư thế. Tê buồn chân tay giai đoạn chuyển mùa hay bệnh lý phải điều trị đúng cách mới có thể cải thiện được triệu chứng. Có nhiều cách điều trị tê buồn chân tay như:
– Điều trị tê buồn chân tay bằng Y học hiện đại: Chủ yếu dùng các loại thuốc tăng dẫn truyền thần kinh như Vitamin nhóm B hay thuốc bổ máu để cải thiện tuần hoàn, kết hợp với điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp tê buồn chân tay do sự chèn ép thần kinh phải giải chèn ép, nếu do nguyên nhân tại cột sống có thể dùng phương pháp kéo giãn, nặng thì có chỉ định phẫu thuật.
Tuy nhiên, do bệnh lý tê buồn chân tay thường xuất hiện ở giai đoạn di chứng nên điều trị bằng phương pháp y học hiện đại thường không triệt để, hay tái phát.
– Điều trị tê buồn chân tay bằng Y học cổ truyền:
Trong Đông y, các trường hợp bệnh tê buồn chân tay đều có chung một biện chứng và đều dùng pháp điều trị là trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc.
Điều trị không dùng thuốc trong y học cổ truyền sử dụng thủ thuật châm cứu, xoa bóp bấm huyệt nhằm làm tăng kích thích thần kinh, tăng lưu thông khí huyết, thông kinh lạc để cải thiện triệu chứng tê bì.
Dùng thuốc y học cổ truyền là một trong các phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị tê buồn chân tay giai đoạn chuyển mùa. Các vị thuốc thường được dùng là các vị trừ phong thấp, thông kinh lạc như thương truật, thổ phục linh, mã tiền, quế chi,… khi loại trừ được yếu tố thấp tà, lập lại sự cân bằng, lưu thông ở kinh lạc triệu chứng tê buồn sẽ hết. Đồng thời kết hợp với các vị thuốc hoạt huyết, nâng cao thể trạng người bệnh điển hình là đỗ trọng, ngưu tất,… nhằm hạn chế tái phát triệu chứng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là thời gian sắc thuốc lâu, thuốc khó uống, không tiện mang theo khi phải đi xa làm gián đoạn quá trình điều trị. Ngày nay, các chế phẩm y học cổ truyền được sản xuất bằng công nghệ hiện đại đã khắc phục được nhược điểm trên mà vẫn giữ nguyên hiệu quả điều trị. Một trong các chế phẩm đông y gia truyền có tác dụng tốt, có thể cải thiện triệu chứng chỉ sau 1 tháng sử dụng tại nhà là Phong tê thấp Bà Giằng. Bệnh nhân có thể tham khảo, áp dụng điều trị để chữa và phòng ngừa các bệnh Tê buồn chân tay trong giai đoạn chuyển mùa.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment