Gút là bệnh xảy ra do sự tăng acid uric trong máu, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể urat tại khớp, các tinh thể này gây nên 1 chuỗi các phản ứng tự miễn làm cho các khớp sưng, nóng, đỏ, đau, giai đoạn cấp có thể đau dữ dội,… Acid Uric là sản phẩm chuyển hóa trực tiếp từ nhân purin có trong protein. Chính vì vậy, bệnh liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, ăn nhiều đạm có thể dẫn đến bệnh Gút theo chuyển hóa là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, gần đây theo một số nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học Mỹ đã tìm rượu bia có mối liên quan đến bệnh Gút, và cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh Gút.MỐI LIÊN QUAN GIỮA RƯỢU BIA VÀ GÚT
Rượu bia liên quan đến bệnh Gút như thế nào?
Theo nghiên cứu của giáo sư Tuhina Neogi thuộc một trường đại học Mỹ trên 724 người trưởng thành mắc bệnh Gút, người thường xuyên uống rượu, bia nguy cơ xuất hiện cơn Gút cấp cao hơn rất nhiều những người không dùng. Ở những người thường xuyên uống rượu nồng độ cao mỗi ngày, tỷ lệ mắc những cơn Gút cấp so với những người không dùng tăng 138%, con số này ở những người uống bia hàng ngày là 175%. Điều đó cho thấy rượu bia chính là một phần nguyên nhân dẫn đến bệnh và làm bệnh nặng thêm. Đây là minh chứng cho mối liên quan của rượu bia đến bệnh Gút.
Điều này có thể giải thích do trong rượu bia có chứa ethanol hoặc methanol chuyển hóa thành chất cạnh tranh trực tiếp với acid uric tại thận. Chính vì vậy khi uống nhiều rượu bia lượng acid uric trong máu sẽ tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến những người nghiện rượu bia thường dễ mắc bệnh Gút hơn. Bên cạnh đó, rượu bia có thể làm tăng sản xuất acid uric và làm cho acid uric trong máu nhanh kết lại với nhau thành các tinh thể acid uric, dễ lắng đọng ở các khớp. Vì vậy, rượu bia còn thúc đẩy phát triển các cơn Gút cấp và làm triệu chứng của bệnh Gút thêm nặng nề hơn.
Uống nhiều rượu bia làm cho gan và thận phải tăng cường chức năng thải độc cho cơ thể. Quá tải có thể gây hủy hoại tế bào gan, tế bào gan chết đi sẽ bị phân hủy tạo thành sản phẩm cuối cùng là acid uric. Chức năng thận giảm sút làm giảm bài tiết acid uric. Cuối cùng đều dẫn đến tình trạng acid uric máu tăng.
Những người uống nhiều rượu bia thường hay nhậu nhẹt, và thường ăn nhiều protein hơn, sự chuyển hóa protein trực tiếp thành acid uric.
Qua các phân tích trên, có thể nhận thấy rằng không đơn giản là rượu bia có mối liên quan đến bệnh Gút, mà rượu bia còn là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh.
Sự liên quan của rượu hoặc bia đến bệnh Gút khác nhau
Ai cũng biết mối liên quan giữa rượu bia và bệnh Gút mật thiết như thế nào. Nhưng không phải ai cũng biết, sự ảnh hưởng đến tình trạng Gút của rượu mạnh, rượu vang, hay bia là khác nhau.
Trong bia ngoài nồng độ cồn đáng kể còn có chứa nhiều protein. Chính vì vậy bia được coi là đồ uống làm tăng acid uric nhiều nhất. Những người uống nhiều bia cũng dễ mắc bệnh Gút nhất.
Theo nghiên cứu, không có mối liên quan giữa rượu vang đến bệnh Gút. Với những loại rượu vang độ nhẹ không ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu, chính vì vậy người bị bệnh Gút có thể sử dụng những loại đồ uống này.
Rượu tuy không có protein, không phải là nguồn cung cấp nhiều purin, tuy nhiên với những loại rượu mạnh, do chất cồn trong rượu làm giảm chức năng gan thận, làm mất cân bằng chuyển hóa acid uric trong cơ thể, trực tiếp làm tăng acid uric trong máu. Tuy mức độ ảnh hưởng đến bệnh Gút của rượu thấp hơn bia, nhưng đây cũng là loại đồ uống nên tránh ở bệnh nhân bị Gút.
Ngoài ra, báo cáo mới nhất, việc kết hợp uống nhiều đồ uống chứa cồn khác nhau cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh Gút khác nhau.
Khi sử dụng 1 – 2 đồ uống chứa cồn thì nguy cơ bị tăng lên 36%, tỷ lệ này ở những người dùng từ 2 – 4 đồ uống có cồn tăng lên đến 50%.
Chính vì những mối liên quan của rượu bia đến bệnh Gút mật thiết như vậy, người bị Gút không nên uống rượu bia để tránh bệnh nặng thêm, người bình thường cũng nên hạn chế uống để tránh phát bệnh. Ngoài ra, khi bắt buộc phải dùng rượu bia, không nên uống nhiều loại đồ uống có ga cùng một lúc để dự phòng bệnh 1 cách tốt nhất.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment