Đau nhức xương khớp là bệnh lý của hàng triệu năm nay, xuất hiện từ khi loài người bắt đầu sinh sống. Tích lũy kinh nghiệm điều trị từ xa xưa bằng thảo dược thiên nhiên, những bài thuốc về xương khớp đã được chắt lọc và kiểm chứng về tác dụng. Mặc dù hiện nay Y học hiện đại đã phát triển trong điều trị, nhưng chữa bệnh khớp bằng thuốc nam vẫn giữ nguyên giá trị và được nhiều bệnh nhân tin dùng nhờ tính an toàn, hiệu quả cao. Vậy làm sao chữa bệnh khớp bằng thuốc nam hiệu quả?
Sau đây là một số bài thuốc, vị thuốc được đánh giá cao trong điều trị đau nhức xương khớp:
1. Lục vị hoàn gia giảm
Thành phần: Thục địa 16g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 16g, Bạch linh 12g, Đan bỡ 12g, Trạch tả 12g, gia giảm thêm Ngưu tất 10g, Tục đoạn 15g, Khoan câu đằng 115g, Cốt toái bổ 15g, Thổ phục linh 15g, Thổ miệt trùng 5g, Phòng kỷ 15g, Sinh hoàng kỳ 30g, Quế chi 10g, Cam thảo 10g.
Cách dùng: luyện mật làm hoàn để uống ngày uống từ 8-12g, uống 2-3 lần với nước sôi để nguội hay nước muối hạt.
2. Độc hoạt tang ký sinh
Thành phần: Độc hoạt 12g, Tế tân 4-8g, Tần giao 12g, Phòng phong 12g, Tang ký sinh 12-16g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Xuyên khung 8-12g, Đương 1uy 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 16-24g.
Bài thuốc cổ phương được ông cha truyền lại, Độc hoạt tang ký sinh có tác dụng tốt trong điều trị đau do viêm khớp mạn tính, đau do bệnh thấp khớp gây ra.
Cách dùng: dùng dưới dạng thuốc sắc, 2-3 lần trong ngày.
3. Phục nguyên hoạt huyết thang
Thành phần: Thục địa 12g, Đương quy 15g, Xuyên khung 10g, bạch thược 15g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 5g, Nhũ hương 5g, Một dược 5g, Thổ miệt trùng 5g, Huyết dụ 10g, Hải hồng bì 10g, Xuyên sơn giáp 10g.
Dấu hiệu đau nhức và tổn thương xương khớp do các chấn thương mạn tính gây ra được chứng minh có tác dụng thuyên giảm sau khi sử dụng bài thuốc Phục nguyên hoạt huyết thang.
Cách dùng: sắc với nước và rượu (tỉ lệ ⅓), uống ấm, trước khi ăn, chia hai lần trong ngày, ngưng uống khi hết đau.
4. Phong tê thấp Bà Giằng
Được bào chế từ 8 vị dược liệu quý: Mã tiền chế 14mg, Đương quy 14mg, Đỗ trọng 14mg, Ngưu tất 12mg, Quế chi 08mg, Thương truật 16mg, Độc hoạt 16mg, Thổ phục linh 20mg.
Khác với những cách chữa bệnh khớp bằng thuốc nam và các bài thuốc phong tê thấp khác, phong tê thấp Bà Giằng được bào chế theo cấu trúc Quân – Thần – Tá – Sứ kinh điển chữa bệnh của YHCT. Trong đó có thành phần Quân dược (vị thuốc chủ đạo) là Mã tiền chế, vị dược liệu có tác dụng tốt đối với các bệnh lý về khớp, được bào chế theo bí quyết gia truyền, độc tính của Mã tiền bị mất đi, đồng thời mang lại hiệu quả điều trị rất cao.
Ngày nay, phong tê thấp Bà Giằng vẫn được con cháu của cụ Giằng phát triển thành bài thuốc dưới dạng viên hoàn trên thị trường. Sản phẩm được cấp phép là thuốc, được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ hàm lượng của Strychin và Brucin có trong Mã tiền bởi Viện Kiểm Nghiệm thuốc Trung ương.
5. Cây lá lốt và các bài thuốc chế biến từ lá lốt
Vị cay thơm, tính ấm, quy vào tỳ vị, lá lốt có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí chỉ thống, kháng khuẩn chống viêm, và giảm đau tốt. Từ xa xưa lá lốt đã trở thành bài thuốc nam trong điều trị bệnh khớp hiệu quả.
Cách dùng: Theo sách đông y hướng dẫn, 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
6. Xấu hổ đỏ
Mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt ven các bờ sông nước, vách núi và cánh đồng hoang, không quá khó để tìm vị dược liệu này. Theo kinh nghiệm của người Diễn Châu, Nghệ An, và cư dân Miền Nam, Xấu hổ đỏ có tác dụng rất tốt trong trị đau nhức xương khớp, chân tay tê bại, phong thấp.
Bào chế và cách dùng: Rễ cây Xấu Hổ Đỏ thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g rang sau đó tẩm rượu 35 – 40oC rồi lại rang cho khô. Thêm 600 ml nước, sắc còn 200 – 300 ml. Chia số nước còn lại làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Thường dùng 4 – 5 ngày thì thấy kết quả.
7. Cháo thuốc
Chỉ cần với hành củ 4 cây, 9g Phòng phong và một nắm gạo tẻ, có thể chế biến thành một bát cháo ngon lại có tác dụng tốt trong điều trị đau nhức xương khớp.
Phương pháp chế biến: hành củ thái nhỏ cùng phòng phong sắc lấy nước thuốc, cho gạo tẻ vào nước thuốc, thêm nước vừa đủ nấu cháo ăn trong ngày.
8. Rượu thuốc
Với 500g rượu trắng, rễ Mộc qua 250g, Đỗ trọng 50g. Rễ Mộc qua, Đỗ trọng ngâm vào rượu trắng, 10 ngày sau dùng uống, mỗi ngày 30ml, ngày 2 lần, dùng rất tốt cho người bị bệnh xương khớp, khớp đau không cố định.
9. Cháo gừng – bạc hà
Gừng tươi 3 lát, bạc hà 3g, gạo tẻ 50g, đường đỏ vừa đủ. Bạc hà thêm nước đun qua, sau cho gạo tẻ, gừng, đường đỏ cùng nấu cháo, khi sắp chín, đổ nước bạc hà vào, nấu thêm một lát rồi ăn, dùng cho người gió lạnh gây tê, khớp sưng đau.
10. Chân gà
Gà xương đen 500g, rượu trắng 500g, gà làm sạch bỏ nội tạng, dùng rượu thay nước nấu gà, nấu đến chín, thêm gia vị, chia thành nhiều lần ăn, dùng chữa chứng sờ vào tê, chân tay sưng đau nhiều.
Với ưu điểm là nguyên liệu dễ kiếm, có sẵn đặc biệt là nước nhiệt đới như Việt Nam. Gía thành nguyên liệu và sản phẩm thấp, hiệu quả điều trị tốt. Lại ít gây ra các yếu tố nguy cơ và tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các nước với nền công nghệ tiên tiến hiện đại như Mỹ, Nhật, Canada, Châu Âu… đều đã công nhận vai trò của các vị dược liệu và các phương pháp chữa bệnh khớp bằng thuốc nam.
Cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, nền Y học hiện đại cũng đã có những bước ngoặt lớn. Thuốc nam không chỉ dừng lại ở các bài thuốc sắc, viên hoàn cứng, hoàn mềm mà đang dần đi lên với những dạng bào chế hiện đại như viên nang, viên nén, dạng bào chế nano, tách chiết hoạt chất tinh khiết sánh vai cùng với Y học hiện đại trong tương lai.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment