Đã bao giờ bạn bị đau bụng âm ỉ, đi ngoài nhiều lần, nhất là sau ăn sáng, hoặc sau khi ăn đồ lạ chưa? Bạn có thắc mắc tại sao bạn lại bị như vậy và làm sao để khắc phục? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Đi Ngoài Sau Ăn Do Nguyên Nhân Gì?
Đi ngoài sau ăn hoặc ăn xong có triệu chứng buồn đi ngoài là một triệu chứng thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Người bệnh có biểu hiện đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn ngay sau khi ăn, ăn xong cảm thấy mót rặn, Đi ngoài nhiều lần hoặc đi không hết phân. Đi ngoài phân lỏng nát hoặc phân sống.
Sau khi ăn, theo phản xạ thần kinh sinh lý, máu sẽ được dồn nhiều vào hệ tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, làm cho nhu động ruột tăng, đại tràng co bóp để đẩy khối thức ăn có trong đường ruột ra ngoài, nên có cảm giác muốn đi ngoài.
Trong trường hợp đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngoài tính chất phân thường bị nát, lỏng, sống, không thành khuôn. Hoặc bạn có cảm giác sau khi ăn không thể nhịn được, đi ngoài ngay, đi ngoài xong các triệu chứng đau bụng, khó chịu ở bụng mới giảm đi, thì đây là biểu hiện của các triệu chứng về Rối loạn tiêu hóa do nhiều bệnh khác nhau gây ra như: Viêm đại tràng, Hội chứng ruột kích thích,…
Nếu bạn có xuất hiện những triệu chứng như vậy, rất có thể bạn đã bị các bệnh lý về đại tràng: Viêm đại tràng mạn tính hoặc Viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là Hội chứng ruột kích thích).
Khi bạn có các biểu hiện đau bụng âm ỉ cả ngày, đầy bụng, khó chịu, ăn đồ ăn lạ hoặc sử dụng các chất kích thích thường bị đau bụng và đi ngoài luôn, buồn đi ngoài sau ăn nhưng không quá rầm rộ. Hay cảm thấy người mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém,… Chứng tỏ bạn có thể bị bệnh Viêm đại tràng mạn tính.
Nếu bạn có các biểu hiện đau quặn bụng, đau dọc theo khung hình chữ U úp ngược ở bụng, đau từng cơn, hay có triệu chứng mót rặn đi ngoài. Ăn đồ ăn lạ hay thức ăn tanh, sống vào là có biểu hiện đau quặn, đi ngoài nhiều không kìm được. Rất có thể bạn đã bị Viêm đại tràng co thắt.
Làm Gì Để Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả Chứng Đi Ngoài Sau Ăn?
Đối với các trường hợp, đi ngoài sau khi ăn do thói quen có thể thay đổi bằng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, vận động như:
- Ăn đồ ăn lỏng mềm, dễ tiêu, ăn ít một, có thể chia nhỏ bữa ăn. Không nên ăn thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như bánh ngọt, hoa quả có nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, các chất kích thích,…
- Tập thói quen đại tiện 1 lần trong ngày, kết hợp massage vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ vào buổi sáng khi ngủ dậy để kích thích cảm giác muốn đi đại tiện, Tập thể dục, đi bộ thường xuyên.
Bện cạnh đó phải dùng thuốc để điều trị. Các thuốc được dùng thường có tác dụng ổn định thần kinh đại tràng, nâng cao chức năng đường tiêu hóa. Đa số trường hợp người bệnh dùng thuốc tây dự phòng như men tiêu hóa hay cốm vi sinh đều không cho kết quả cao, bên cạnh đó việc lạm dụng men tiêu hóa nhiều làm cho hệ thống men tự nhiên của cơ thể bị ức chế sản sinh, dẫn đến việc phụ thuộc vào men nhân tạo gây nên hậu quả nghiêm trọng sau này.
Đó là lý do mà ngày nay, các bệnh nhân thường tin tưởng sử dụng thuốc đông y để điều trị bệnh.
Đúng như dân gian vẫn thường nói chữa bệnh bằng đông y là chữa tận gốc, sử dụng các thảo dược quý hiệu quả và an toàn. Một trong những bài thuốc đông y được nhiều người sử dụng trong điều trị bệnh lý viêm đại tràng thường xuất phát từ bài thuốc cổ phương Hương sa lục quân tử thang. Đây là bài thuốc có tác dụng nâng cao chức năng đường tiêu hóa, bổ thần kinh đại tràng, điều trị đầy hơi, khó tiêu,… làm gốc để gia vị. Thuốc được chỉ định điều trị tốt trong các trường hợp: Viêm đại tràng cấp và mạn tính, các trường hợp rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chậm tiêu, kém ăn.
Ngoài ra, Đại tràng hoàn còn có thành phần là các vị thuốc quý như: Hoàng liên, thần khúc, nhục đậu khấu,…
Hoàng liên vẫn được mệnh danh là kháng sinh đường tiêu hóa của Đông y, với thành phần chính là Becberin, thanh nhiệt, giải độc, tái tạo lại niêm mạc đại tràng, có thể dùng trong các trường hợp ngộ độc tiêu hóa.
Thần khúc: gồm nhiều vị thuốc quý phối hợp với nhau, đã được nghiên cứu có tác dụng kích thích dịch tiêu hóa, tiêu thực, điều hòa lại chức năng của hệ thống tiêu hóa.
Còn nhục đậu khấu lại có tác dụng: Giúp tiêu hóa thức ăn tốt, kích thích nhu động ruột, gây ăn ngon,…chữa kém ăn, ăn uống không tiêu. Ngoài ra, nhục đậu khấu còn được coi là vị thuốc sáp trường, chỉ tả,… điều trị đi ngoài do nhiều nguyên nhân.
Chuyên Gia Tư Vấn Về Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment