Đau Gót Chân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Độ tuổi trung niên và người lớn tuổi thường dễ mắc chứng bệnh đau gót chân. Đây là bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Bệnh gây đau đớn và đi lại khó khăn cho người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra chứng đau gót chân và làm sao để phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đau gót chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý như chấn thương vùng gan chân, gai xương gót, viêm bao hoạt dịch gân gót, hội chứng đường hầm cổ chân, suy tĩnh mạch chi dưới,… Nhưng viêm cân gan bàn chân là thường gặp nhất.
Can mạc bị chấn thương hoặc thoái hóa dẫn đến viêm cân gan bàn chân. Khi cân gan chân bị kéo căng quá mức trong thời gian dài, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dần sẽ hình thành gai xương gót.
Đau vùng gót chân, nhất là khi bước chân xuống đất vào buổi sáng khi vừa thức dậy là triệu chứng điển hình của viêm cân gan bàn chân. Người bệnh sẽ thấy mức độ đau giảm dần khi vận động trong ngày hoặc khi nghỉ ngơi nhưng qua thời gian tình trạng đau đớn sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Nguyên Nhân Chính Gây Bệnh?
- Mang giày không phù hợp kích thước, quá cứng hoặc quá cao.
- Thói quen đi chân không, đặc biệt là những nơi sàn cứng.
- Những người có khối lượng cơ thể lơn như phụ nữ có thai hay những người béo phì gây áp lực lên cân gan bàn chân.
- Không khởi động kĩ trước khi vận động mạnh như chơi thể thao.
- Ngoài ra, do cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm cân gan bàn chân.
Điều Trị Chứng Đau Gót Chân Như Nào?
Để chữa bệnh đau nhức gót chân do viêm cân gan bàn chân gây ra, người bệnh nên theo những hướng điều trị sau:
Chữa viêm cân gan bàn chân bằng Tây Y
- Dùng thuốc: Sử dụng thuốc tây để điều trị giúp giảm đau và ngăn ngừa biến chứng, phổ biến nhất là các loại thuốc kháng viêm giảm đau sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ cho bệnh nhân như: đau dạ dày, chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương thận, teo da…
- Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc giảm đau kháng viêm vào gân để giảm đau tức thời. Cách này có thể gây suy yếu cân gan chân và đứt rách gân. Nếu tiêm không đúng cách sẽ dẫn đến hoại tử và teo mô mỡ gót chân, làm cân gót chân giảm khả năng hấp thụ xóc.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để chỉnh hình giúp phân phối áp lực lên chân đều hơn hoặc điều trị bằng sóng xung kích, tuy nhiên thủ thuâtj này sẽ gây ra những vết bầm, sưng, đau, tê hoặc ngứa ran và chưa được chứng thực là có hiệu quả lâu dài.
- Lựa chọn cuối cùng là phẫu thuật tách các cân gan chân từ xương tới gót chân khi các cách điều trị khác thất bại. Chỉ có số ít người cần phải thực hiện phương pháp này. Các tác dụng phụ là suy yếu cấu trúc bàn chân.
Chữa viêm cân gan bàn chân bằng Đông y
- Theo y học cổ truyền, gân do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng (can sinh cân), một khi can huyết không đầy đủ thì gân sẽ bị suy yếu, khô, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương do ngoại tà, hoặc sang chấn. Như vậy, nguyên nhân gây đau gót chân chính là là do can thận hư, huyết ứ. Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh đau gót chân với pháp trị Bổ can thận, hóa ứ giảm đau kết hợp với phương pháp châm cứu, bấm huyệt có hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
- Các bài thuốc Đông y chữa viêm can gân bàn chân tập trung vào bổ can huyết để nuôi gân, dùng kèm với thuốc hoạt huyết kết hợp châm cứu, bấm huyệt để tác động vào các huyệt vị sẽ giúp bệnh nhân khỏi hoàn toàn chứng đau nhức gót chân mà không cần phải phẫu thuật hoặc uống các loại thuốc tây có thể gây tác dụng phụ và dễ tái phát. Một số bài thuốc Đông y như Phong Tê Thấp Bà Giằng giúp điều trị đau nhức gót chân rất hiệu quả, khi bệnh mới phát, cần điều trị sớm để tránh những biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, có thể kết hợp châm cứu, giác hơi, bấm huyệt, và tập luyện sinh hoạt phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa quá trình lắng đọng canxi tại mặt dưới của gót chân, kìm hãm sự hình thành gai gót chân gây chèn ép vào gân, cơ, dây chằng ở vùng gót chân và tạo nên những cơn đau nhức, khó chịu ở bệnh nhân.
Một số biện pháp tự khắc phục tình trạng đau nhức gót chân:
- Người bệnh chú ý phải giảm cường độ tập luyện thể dục thể thao và để an toàn nhất là nên nghi ngơi cho đến khi các triệu chứng đươc cải thiện rõ rệt.
- Tập luyện các bài tập kéo giãn gân gót giúp đẩy lùi tình trạng căng vùng cân gan bàn chân.
- Ngâm chân với nước ấm đã hòa một chút muối và 3 lát gừng mỏng giúp các cơ nơi bàn chân được thư giãn hiệu quả. Ngâm chân bằng nước ấm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Lựa chọn cho mình đôi giày phù hợp: có độ cao vừa phải, mang giày dép mềm và có tấm lót,… và đặc biệt là tránh đi chân không.
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment