Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến hiện nay ở người cao tuổi, bệnh thường gặp nhất ở nữ giới. Thống kê cho thấy, có đến 80% người bị thoái hóa khớp gối là nữ, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh. Những nghề thường xuyên mang vác nặng, hay quỳ, ngồi xổm… làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gấp 3 lần so với những nghề không sử dụng khớp gối. Bên cạnh đó, một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng lớn đến các bệnh lý về xương khớp, gây ra hiện tượng thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp tay, chân… đó là thừa cân, béo phì.
Một nghiên cứu cho thấy, ở người béo phì nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao hơn 4-5 lần người bình thường, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên thường do yếu tố cơ học. Khi cơ thể càng béo, sức nặng cơ thể đè ép lên các khớp càng lớn khiến cho các khớp bị quá tải, lớp sụn và xương dưới sụn dễ bị tổn thương và hao mòn. Bên cạnh đó sự chuyển hóa các mô mỡ sẽ làm tăng quá trình tổng hợp hormon và nhiều yếu tố phát triển gây tổn thương sụn khớp dẫn đến thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Ở Pháp, các chuyên gia đã áp dụng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép để xác định các thành phần của cơ thể như khối cơ, khối mỡ. Một nghiên cứu thực hiện trên 358 bệnh nhân và chụp X quang khớp đã chỉ ra mỗi liên quan giữa béo phì và bệnh thoái hóa khớp gối. Ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối, những bệnh nhân có khối cơ, khối mỡ tăng cao thường chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm không béo phì. Nghiên cứu còn chỉ ra, tình trạng béo phì thường dẫn đến thoái hóa khớp và ngược lại những người mắc thoái hóa khớp ít hoạt động thường dẫn đến béo phì.
Làm Sao Hạn Chế Tình Trạng Thoái Hóa Khớp Gối Do Béo Phì?
Nguy cơ thoái hóa khớp gối ở người béo phì tăng gấp 6 lần so với người bình thường. Việc tăng cân quá mức tỉ lệ thuận với mức độ biểu hiện các triệu chứng của bệnh.
Trung bình nếu giảm đi 5kg cân nặng thì nguy cơ thoái hóa khớp gối sẽ giảm đi 50% và ngược lại khi cơ thể tăng trọng thêm một đơn vị trọng lượng thì mỗi gối phải chịu thêm 2-3 lần trọng lượng đó.
Vì vậy, việc giảm cân nặng, giảm lượng calo đưa vào cơ thể và tăng hoạt động thể lực kết hợp điều trị bằng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp gối.
Biện pháp dự phòng và điều trị bệnh:
– Thay đổi lối sống là một trong những biện pháp quan trọng.
– Chế độ ăn giảm calo: Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nhất là bột mì và các chất nhiều đường, nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm… Tăng cường ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả giàu vitamin và chất xơ. Lưu ý, cần giảm cân một cách từ từ, không nên giảm cân quá nhanh.
– Thường xuyên vận động đúng mức: Luyện tập thể dục thể thao vừa sức như bài tập yoga, đạp xe, đi bộ,… sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, lưu thông mạch máu giúp nuôi dưỡng khớp và sụn khớp tốt hơn. Không nên luyện tập một cách quá mức, điều đó sẽ gây quá tải cho các lớp sụn khớp đang bị hư và vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình. Vì vậy, nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể.
– Khi có những biểu hiện đau, cứng khớp cần sớm kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh thoái hóa khớp kịp thời. Ở giai đoạn muộn của bệnh thoái hóa khớp gối, nhiều người phải đối mặt với việc phẫu thuật thay khớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để chi trả cho chi phí phẫu thuật. Vì vậy, sử dụng thuốc Đông y trong điều trị thoái hóa khớp sẽ hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn đồng thời cần nhận thức đúng và có ý thức phòng ngừa béo phì sẽ hạn chế được các yếu tố thúc đẩy thoái hóa khớp.
Chia sẻ của bệnh nhân khỏi thoái hoá khớp gối sau 10 năm
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment