“Hơn 73% bệnh nhân khớp đã khỏi bệnh trong nghiên cứu lâm sàng điều trị bằng thuốc Phong tê thấp Bà Giằng tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, thuốc không chỉ hỗ trợ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh mà còn an toàn, tiện lợi khi sử dụng lâu dài”

Theo Báo

logo

Bệnh khớp là bệnh mang tính xã hội vì sự phổ biến chiếm tỷ lệ khá. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh khớp chiếm từ 0,3-0,5% dân số thế giới. Có những bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong như: thấp khớp cấp, viêm khớp trong lupus ban đỏ. Có bệnh diễn biến kéo dài cả đời, dẫn đến tàn phế như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống đinh khớp. Có bệnh khớp tuy không nặng nhưng hay tái phát làm ảnh hưởng đến khả năng lao động như các loại viêm gân, viêm cơ, viêm bao hoạt dịch. Hoặc các bệnh khớp do thoái hoá, bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá acid uric (bệnh Goutte)… Các bệnh khớp nói chung làm giảm chất lượng cuộc sống, gắn liền với đau đớn, tật nguyền, mang lại gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội.

Nhiều năm nay, Y học hiện đại nghiên cứu và đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc kháng viêm giảm đau có hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm nhất định. Việc tìm ra loại thuốc vừa có tác dụng điều trị bệnh khớp vừa giảm thiểu tác dụng phụ là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có những hướng mới được chú ý trong nhiều năm gần đây là kế thừa và phát huy những bài thuốc hay, những kinh nghiệm quý của Y học cổ truyền đã được sử dụng lâu đời. Viên  “Phong tê thấp Bà Giằng” là bài thuốc gia truyền chữa bệnh phong tê thấp nổi tiếng ở Thanh Hoá. Thuốc đã được chứng minh có hiệu quả điều trị trong các trường hợp: đau thần kinh toạ, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, tê buồn tay chân, viêm khớp dạng thấp. Thuốc đã được kiểm nghiệm về độ an toàn và chất lượng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành trên toàn quốc. Để kiểm định lại tác dụng của thuốc trên lâm sàng, cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng đã phối hợp với khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bạch Mai nghiên cứu, đánh giá tác dụng của viên hoàn “Phong tê thấp Bà Giằng” .

Nghiên cứu viên hoàn “Phong tê thấp Bà Giằng”:

  1. Đánh giá tác dụng của thuốc trên 2 loại bệnh khớp: bệnh thoái khớp và đau thần kinh toạ 
  2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc.

Chất Liệu, Đối Tượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu

Chất liệu nghiên cứu

Thuốc nghiên cứu:

duoc-lieu

Công thức cho một viên:  Mã tiền chế 14 mg, đương quy 20 mg, đỗ trọng 16 mg, ngưu tất 14 mg, quế 8mg, thương truật 16 mg, độc hoạt 16 mg, thổ phục linh 24 mg, tá dược vừa đủ 1 viên

Dạng bào chế: viên hoàn cứng, lọ 400 viên và lọ 250 viên.

Nơi sản xuất: – Cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng –

Tiêu chuẩn: TCCS –

Số đăng ký: VND- 0173-02

Liều dùng: ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 10-12 viên, sau bữa ăn 1giờ

Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

  • Bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại khoa Y học cổ truyền
  • Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm Y tế huyện Phú lương- Thái nguyên.
  • Các bệnh nhân được xác định bệnh thoái khớp và đau thần kinh toạ theo sách “Bệnh khớp “ của Giáo sư Trần Ngọc Ân.
  • Số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 42 đối tượng, trong đó có 2 bệnh nhân không thực hiện hết quy trình nghiên cứu vì tác dụng phụ của thuốc, 6 bệnh nhân chẩn đoán ban đầu là đau thần kinh toạ, nhưng sau khi chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng, có 2 bệnh nhân được chẩn đoán là u thần kinh, 4 bệnh nhân chẩn đoán thoát vị đĩa đệm , có chỉ định phẫu thuật. Số bệnh nhân còn lại là 34 người: 21 nam và 13 nữ.

Tiêu chuẩn loại trừ 

  • Các bệnh khớp không nằm trong tiêu chuẩn nhận bệnh như: viêm cột sống dính khớp, luspus ban đỏ, bệnh khớp do vẩy nến, bệnh gút…
  • Bệnh nhân mắc các bệnh gan thận mãn tính
  • Các bệnh nhân không tuân thủ theo quy trình điều trị: bỏ thuốc, tự ý dùng thuốc điều trị khớp khác trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu: mở, không có lô đối chứng, so sánh trước sau.

Phương pháp tiến hành:

  • Làm bệnh án nghiên cứu theo mẫu: các chỉ số lâm sàng được đánh giá trước điều trị, sau điều trị 2 tuần, 4 tuần.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: gồm công thức máu, máu lắng, chức năng gan (SGOT và SGPT), chức năng thận (urê, creatinin) làm trước và sau đợt điều trị.
  • Chụp Xquang cột sống lưng, thắt lưng, khớp gối. Chụp cộng hưởng từ  cột sống thắt lưng: chỉ làm một lần để xác định chẩn đoán.

Phương pháp đánh giá kết quả

 Chỉ tiêu theo dõi về lâm sàng

* Đau cơ năng: được tính theo thang điểm VAS (đau tự nhiên) gồm 10  điểm được chia làm 5 mức độ:

– Không đau: 0 điểm, đau ít: 1-2 điểm, đau vừa: 3-5 điểm, đau nhiều: 6-8 điểm, rất đau: 9-10 điểm.

* Triệu chứng thực thể:

  • Nghiệm pháp ngón tay-mặt đất: người bệnh đứng thẳng chân không chùng gối, cúi gấp thân tối đa, đưa thẳng hai tay xuống mặt đất, đo khoảng cách đầu ngón tay giữa và mặt đất. Bình thường khoảng cách này là 0-5 cm.
  • Nghiệm pháp Schober (Đo độ giãn cột sống thắt lưng): người bệnh đứng thẳng, thày thuốc đánh dấu mỏm gai đốt sống thắt lưng 5, đo lên cao theo đường giữa 10 cm, đánh dấu điểm thứ hai. Bảo người bệnh cúi gấp thân tối đa, đo lại khoảng cách đã đánh dấu. Độ giãn thắt lưng là hiệu số giữa độ dài đo được và độ dài ban đầu, Bình thường chỉ số này là: 14,5 – 15 cm
  • Đo biên độ khớp: tuỳ theo loại khớp mà đo góc độ khớp.

 Chỉ tiêu theo dõi cận lâm sàng

  • Đánh giá hiệu quả giảm viêm: máu lắng, số lượng bạch cầu
  • Đánh giá ảnh hưởng của thuốc: chức năng gan SGOT, SGPT, chức năng thận: urê, creatinin huyết thanh.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng

  • Buồn nôn, ngứa, đau đầu, chóng mặt, nóng rát  hoặc đau vùng thượng vị, táo bón , háo khát, đầy bụng, chán ăn…

 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả

  • Loại tốt: giảm đau rõ rệt, các chỉ số khách quan giảm rõ.
  • Loại khá: giảm đau khá rõ, các chỉ số có thay đổi.
  • Loại trung bình: giảm đau ít, các chỉ số không thay đổi
  • Loại kém: không kết quả hoặc đau tăng lên.

Kết Quả Nghiên Cứu

Đặc Điểm Chung

Bảng 1: Phân bố lứa tuổi.

Biểu đồ 1: phân bố lứa tuổi

Nhận xét: lứa tuổi gặp nhiều nhất là 50-59, tỷ lệ 38,2%.

screen-shot-2016-11-23-at-10-13-14

Bảng 2: Giới tính.

Nhận xét: tỷ lệ nam nhiều hơn nữ (61,8% so với 38,2%)

screen-shot-2016-11-23-at-10-13-22

Bảng 3: Phân loại bệnh khớp theo Y Học Hiện Đại.

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh khớp do thoái hoá chiếm 64,59%.

screen-shot-2016-11-23-at-10-13-30

Bảng 4: Phân loại bệnh khớp theo Y Học Cổ Truyền.

Nhận xét: thể phong hàn thấp chiếm tỷ lệ 61,8%.

screen-shot-2016-11-23-at-10-13-39

Bảng 5: Thời gian điều trị.

Nhận xét: đa số bệnh nhân điều trị 4 tuần, tỷ lệ 64,7%.

screen-shot-2016-11-23-at-10-13-48

Hiệu Quả Của Thuốc Trên Lâm Sàng

Đau tự nhiên: Tính theo thang điểm VAS

Bảng 6: Đau tự nhiên(VAS).

Biểu đồ 2: Đau tự nhiên-VAS Nhận xét:

– Đau cột sống: so sánh giữa N0 và N1 thấy sự thay đổi chưa có ý nghĩa,nhưng giữa N0 và N2 giảm có ý nghĩa với p<0,05.

–  Đau rễ thần kinh: so sánh giữa 2 thời điểm đều thấy giảm có ý nghĩa với p<0,05.

screen-shot-2016-11-23-at-10-13-56

Triệu chứng thực tế

Bảng 7: Nghiệm pháp tay đất.

Biểu đồ 3: Nghiệm pháp tay đất

Nhận xét: so sánh ở 2 thời điểm N0 và N1 thấy có sự thay đổi với p <0,01,giữa N1 và N2 với p <0,05.

screen-shot-2016-11-23-at-10-14-03

Bảng 8: Nghiệm pháp Schober.  

Biểu đồ 4: Nghiệm pháp Schober Nhận xét: Độ giãn thắt lưng có cải thiện so với trước điều trị nhưng sự thay đổi chưa có ý nghĩa với p>0,05.
screen-shot-2016-11-23-at-10-14-13

Bản 9: Vận động khớp cổ

Nhận xét:Tầm vận động khớp cổ có cải thiện sau điều trị nhưng sự thay đổi chưa có ý nghĩa với p >0,05.

screen-shot-2016-11-23-at-10-14-20

Kết Quả Của Thuốc Trên Cận Lâm Sàng

Bảng 10: Số lượng bạch cầu.

Nhận xét: số lượng bạch cầu sau điều trị thay đổi không có ý nghĩa với p>0,05.

screen-shot-2016-11-23-at-10-14-32

Bảng 11: Tốc độ máu lắng.

Nhận xét: Tốc độ máu lắng sau điều trị thay đổi chưa có ý nghĩa với p>0,05

screen-shot-2016-11-23-at-10-14-37

Tác Dụng Không Mong Muốn Của Thuốc

  • Tác dụng của thuốc trên cận lâm sàng.

Bảng 12: ảnh hưởng của thuốc trên chức năng gan, thận.

Nhận xét: Chức năng gan, thận trước và sau điều trị thay đổi không có ý nghĩa với p>0,05.

screen-shot-2016-11-23-at-10-14-46

  • Tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng.

Trong số bệnh nhân nghiên cứu có 2 bệnh nhân phải ngừng điều trị vì có cảm giác nóng rát vùng thượng vị.

Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị.

Bảng 13 Hiệu quả của thuốc

Nhận xét: Kết quả khá và tốt chiếm tỷ lệ 73,52%.

screen-shot-2016-11-23-at-10-14-52

Bàn Luận

Qua nghiên cứu trên 42 đối tượng, chúng tôi có nhận xét sau:

1. Đặc điểm về tuổi, giới 

  •  Đa số bệnh nhân nằm trong khoảng tuổi từ 50-59, hay gặp ở phụ nữ sau  tuổi mãn kinh.
  • Trong nghiên cứu này bệnh nhân nam chiếm nhiều hơn nữ, vì tỷ lệ nam bị đau thần kinh toạ khá nhiều.

2. Đặc điểm bệnh khớp theo y học hiện đại 

  • Trên phim chụp cột sống cổ và thắt lưng, đa số bệnh nhân đều có hiện tượng thoái hoá (chiếm tỷ lệ 64,59%), triệu chứng thường gặp là đau mỏi cổ và vai gáy , có bệnh nhân đau lan sang khớp vai và cánh tay. Bệnh nhân đau cột sống thắt lưng hoặc đau lan xuống mặt sau đùi và cẳng chân, nhưng triệu chứng của đau thần kinh toạ không điển hình.
  • Tỷ lệ bệnh nhân bị đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm chiếm 26,47%, những bệnh nhân này có triệu chứng thần kinh toạ rất điển hình.Trong số 6 bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu thì cả 6 người này đều có triệu chứng ban đầu là đau thần kinh toạ, đã điều trị rất nhiều nơi ở tuyến dưới nhưng không đỡ. Nhờ có chụp cộng hưởng từ đã phát hiện có 2 trường hợp bị u thần kinh và 4 trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, có chỉ định phẫu thuật.

3. Phân loại bệnh theo y học cổ truyền. 

Chúng tôi chia theo nguyên nhân gây bệnh. Kết quả là: nguyên nhân do phong hàn thấp chiếm đa số với tỷ lệ 61,8%.

4. Tác dụng giảm đau của thuốc: 

Chúng tôi đánh giá theo thang điểm VAS (mức độ đau tự nhiên) và các chỉ số khách quan như: nghiệm pháp ngón tay-mặt đất, chỉ số Schober. Kết quả cho thấy: thang điểm VAS và nghiệm pháp ngón tay-mặt đất thay đổi so với trước điều trị có ý nghĩa với p < 0,05 sau 2 tuần điều trị và p < 0,01 sau 4 tuần điều trị. Còn chỉ số Schober có giảm sau điều trị nhưng sự giảm chưa có ý nghĩa thống kê.

5. Tác dụng chống viêm qua các xét nghiệm huyết học như: số lượng bạch cầu, máu lắng, tuy có giảm so với trước điều trị nhưng cũng chưa có ý nghĩa thống kê. Có thể do số lượng bệnh nhân còn ít.

6. Về kết quả điều trị cho thấy: tỷ lệ khá và tốt chiếm 73,52%, đa số bệnh nhân thấy giảm đau rõ rệt sau đợt điều trị. Trong số đó chủ yếu là bệnh nhân có thoái hoá đốt sống cổ và thắt lưng. Còn tỷ lệ trung bình lại rơi vào các bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm nhưng chưa có chỉ định phẫu thuật.

7. Khả năng dung nạp và tác dụng không mong muốn của thuốc

Thuốc dạng viên  dễ uống, liều lượng mỗi lần uống vừa phải (10-12 viên/lần). Bệnh nhân uống không bị táo bón, không háo khát. tuy nhiên cần dặn bệnh nhân nên uống sau khi ăn no. Những bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày, tá tràng nên thận trọng khi dùng thuốc. Trong số 42 bệnh nhân nghiên cứu có 2 bệnh nhân phải ngừng thuốc vì bị nóng rát vùng thượng vị.

Kết Luận

Nghiên cứu trên 42 bệnh nhân dùng thuốc Phong tê thấp Bà Giằng, chúng tôi có những nhận xét sau:

  1. Thuốc có tác dụng giảm đau khá tốt, thể hiện qua thang điểm đau VAS và nghiệm pháp ngón tay-mặt đất, sau điều trị 2 tuần và 4 tuần đều giảm có ý nghĩa với p < 0,05 và p < 0,01.
  2. Tác dụng chống viêm chưa rõ, các xét nghiệm cận lâm sàng thay đổi không có ý nghĩa thống kê.
  3. Tỷ lệ khá và tốt đạt 73,52%, trong đó chủ yếu ở bệnh nhân thoái hoá đốt sống cổ và thắt lưng.
  4. Nhìn chung bệnh nhân dung nạp thuốc tốt, không có bệnh nhân nào bị táo bón hoặc háo khát nhưng có 2 bệnh nhân phải ngừng thuốc vì có triệu chứng nóng rát thượng vị
  5.  Xét nghiệm chức năng gan thận trước và sau điều trị không có sự thay đổi, chứng tỏ thuốc dùng cho bệnh nhân là an toàn.

Đề tài làm tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai 

Lãnh đạo khoa                                                                   Chủ nhiệm đề tài 

BS. Nguyễn Công Doanh                                     BS. Nguyễn Thuỳ Hương

Theo Báo

logo

http://ykhoaviet.vn/danh-gia-tac-dung-vien-hoan-phong-te-thap-ba-giang-691.html

Chất Lượng Bài Viết:

– Chất Lượng Bài Viết –

HỎI - ĐÁP CHUYÊN GIA

BsCKII. Phạm Hưng Củng
Nguyên Vụ Trường Vụ YHCT - Bộ y Tế

» GỬI CÂU HỎI

Bạn có câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp, hãy hoàn thiện thông tin dưới đây để nhận được tư vấn.



    Điều Trị Bệnh Bằng Thuốc Nam: An Toàn Và Hiệu Quả

    SĐK QC Nội Dung Thuốc 265 / 2017 / XNQC-QLD

    COMBO ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP
    TRONG UỐNG – NGOÀI XOA.

    Phong Tê Thấp Bà Giằng® và Xoa Bóp Phong Thấp Bà Giằng® là bài thuốc gia truyền nổi tiếng của Bà Lang Giằng tại Thanh Hóa đã có cách đây 100 năm.

    Phong Tê Thấp Bà Giằng đã được Bộ Y Tế công nhận là thuốc chữa bệnh và được đưa vào danh mục thuốc thiết yếu của BHYT.

    Xoa Bóp Phong Thấp Bà Giằng đã được Bộ Y Tế đăng ký và cấp số công bố lưu hành. Nhờ đó, Dược tửu xoa bóp Bà Giằng đã tiếp cận đến nhiều người bệnh hơn, giúp giảm thiểu các tình trạng bệnh lý.

    Phong Tê Thấp Bà Giằng Được Bộ Y Tế Cấp Giấy Phép Điều Trị Những Bệnh Dưới Đây

    Bs CK II: Phạm Hưng Củng

    B.S Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng vụ YHCT cho biết: “Phong tê thấp Bà Giằng là bài thuốc nam gia truyền nổi tiếng có vị thuốc mã tiền chế, đây là vị thuốc quý có nhiều tác dụng: thông kinh lạc, mạnh gân cốt. Khi sử dụng thuốc uống Phong Tê Thấp Bà Giằng kết hợp cùng Xoa Bóp Phong thấp Bà Giằng, quá trình điều trị bệnh lý về cơ xương khớp sẽ mang lại Tác dụng tốt hơn, Giảm đau nhanh hơn đúng theo nguyên tắc của YHCT Trong uống – Ngoài xoa, Hiệu quả lâu dài.

    Xem Bác Sĩ Củng Tư Vấn Điều Trị Bệnh Xương Khớp

    Để đảm bảo chất lượng thuốc cao nhất phục vụ người bệnh, đối với mỗi lô thuốc sản xuất ra Dược Phẩm Bà Giằng mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Cơ quan cao nhất ở Việt nam về chất lượng thuốc, lấy mẫu xét nghiệm.

    Kết quả kiểm nghiệm trên lô thuốc mới nhất khẳng định tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng, thành phần cũng như giới hạn nhiễm khuẩn đều đạt chất lượng.

    NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ YHCT

    Nếu bạn có câu hỏi cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, Hãy để lại thông tin dưới đây. Các bác sĩ YHCT sẽ liên lạc và tư vấn giúp bạn sớm nhất.

    Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn

    Bs CK II Phạm Hưng Củng

    • Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT – Bộ Y Tế
    • Thầy Thuốc ưu tú, Bs LG
    • Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế HK

    Bs CK II PHẠM HƯNG CỦNG

    Nguyên Vụ Trưởng Vụ YHCT – Bộ Y Tế, Thầy Thuốc ưu tú, Bs LG, Chủ tịch DD Hội NC YHCT Quốc tế Hồng Kông

    Bác sĩ YHCT tư vấn và theo dõi suốt quá trình điều trị bệnh.




      ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG THUỐC NAM: AN TOAN VÀ HIỆU QUẢ

      SĐK THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI CỤC QUẢN LÝ YDCT:
      TCT – 00127 – 23

      THUỐC CHỮA BỆNH GIA TRUYỀN 100 NĂM.

      Phong Tê Thấp Bà Giằng® là bài thuốc gia truyền nổi tiếng 3 thế hệ từ cách đây 100 năm. Thuốc được Bộ Y Tế cấp giấy phép điều trị các bệnh dưới đây.

      THUỐC ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ DƯỢC LIỆU QUÝ

      Phong Tê Thấp Điều Trị Hiệu Quả:

      • Sưng Các Khớp
      • Đau Nhức Xương
      • Đau Thần Kinh Toạ
      • Thần Kinh Liên Sườn
      • Mỏi, Tê Buồn Chân Tay
      • Viêm Đa Khớp Dạng Thấp
      SĐK QC Nội Dung Thuốc 265/2017/XNQC-QLD

      Thành Phần 

      •    Mã Tiền Chế 14mg
      •    Thương Truật 14mg
      •    Đương Quy 14mg
      •    Đỗ Trọng 14mg
      •    Ngưu Tất 12mg
      •    Độc Hoạt 16mg
      •    Thổ Phục Linh 20mg
      Mã Tiền Chế:

      Mã Tiền là một trong những vị thuốc quý, có vị đắng, tính hàn, quy kinh can, tỳ; Mã tiền chế được chế biến từ hạt quả đã chín già, phơi sấy khô của cây Mã tiền (Strychnos nux-vomica). Y học cổ truyền sử dụng Mã tiền chế như một vị thuốc quý nhằm thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, bại liệt, bán thân bất toại. [Đọc thêm về Vị Thuốc Nam Quý Giá Mã Tiền Chế]

      Thời Gian Sử Dụng:
      Cần xác định liệu trình điều trị 1 tháng trở lên mới có tác dụng. Phong Te Thap Ba Giang, Thuoc An Toan.

      vien-kiem-nghiem-trung-uong-1

      Để đảm bảo chất lượng thuốc cao nhất phục vụ người bệnh, đối với mỗi lô thuốc sản xuất ra Dược Phẩm Bà Giằng mời Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Cơ quan cao nhất ở Việt nam về chất lượng thuốc, lấy mẫu xét nghiệm.

      Kết quả kiểm nghiệm trên lô thuốc mới nhất sản xuất ngày 5/09/2018 khảng định tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng, thành phần cũng như giới hạn nhiễm khuẩn đều đạt chất lượng.

      [wpi_designer_button id=20349]

      BỘ Y TẾ CÔNG NHẬN LÀ THUỐC CHỮA BỆNH

      Đọc thêmTrải qua quá trình đánh giá, kiểm định nghiêm ngặt về độ an toàn, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. Đại Tràng Hoàn Bà Giằng đã được Bộ Y Tế cấp số đăng ký là Thuốc Chữa Bệnh và được các bác sĩ sử dụng điều trị tại các phòng khám & nhiều bệnh viện lớn.

      VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TRUNG ƯƠNG KHẲNG ĐỊNH AN TOÀN & CHẤT LƯỢNG

      Đọc thêmThuốc Phong tê thấp Bà Giằng đã được
      nghiên cứu và kiểm định độ an toàn mỗi lô
      thuốc được sản xuất trước khi phân phối ra
      thị trường. Điều này giúp đảm chất lượng,
      hiệu quả và an toàn của thuốc khi tới tay
      người tiêu dùng.

      BÍ QUYẾT BÀO CHẾ MẪ TIỀN DĨ ĐỘC TRỊ ĐỘC

      BÍ QUYẾT BÀO CHẾ THUỐC GIA TRUYỀNĐọc thêmMã tiền là vị thuốc có độc tính nhưng nếu được bào chế đúng cách, có thể loại bỏ độc tố và mang lại hiệu quả rất cao trong trị các bệnh lý về cơ xương khớp.

      Vị thuốc mã tiền chế có trong Phong tê thấp Bà Giằng là một trong số ít bài thuốc gia truyền có trong tài liệu y dược được các chuyên gia, nhà giáo sử dụng để giảng dạy tại các trường y dược học cổ truyền.

      PHƯƠNG PHÁP NỘI ẨM NGOẠI ĐỒ BỔ GÂN – CƠ – KHỚP

      KÊT HỢP TRONG UỐNG NGOÀI XOAĐọc thêmKhi kết hợp sử dụng phương pháp “trong uống” bằng Thuốc Phong tê thấp Bà Giằng và phương pháp “ngoài xoa” bằng sản phẩm Xoa bóp phong thấp Bà Giằng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh về cơ xương khớp theo đúng bí quyết: "Nội ẩm ngoại đồ - Bổ gân cơ khớp" của Y Học Cổ Truyền.

      Phong Tê Thấp Bà Giằng kết hợp cùng Xoa Bóp Bà Giằng điều trị các bệnh:

      Phong Tê Thấp Bà Giằng Chuyên Chữa Trị

      THUỐC SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT TIÊU CHUẨN TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI

      Năm 2022 nhà máy sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng, tại KCN Thanh Liêm, X. Thanh Phong, H. Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn GMP - WHO (tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế giới).Đọc thêmBà Giang chia sẻ về việc nâng cấp nhà máy GMP-WHOTháng 3, năm 2023, Bà Giang - Chủ doanh nghiệp Dược Phẩm Bà Giằng chia sẻ về việc nâng cấp nhà máy thuốc YHCT Bà Giằng đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và lợi ích mang lại cho người tiêu dùng

      Trị Bệnh Bằng Thảo Dược Tự Nhiên

      Thuốc Phân Phối Rộng Rãi Trên Toàn Quốc

      Thuốc Bà Giằng Phân Phối Trên Toàn Quốc

      Tìm Kiếm Địa Điểm Gần Nhất Có Bán Thuốc Gia Truyền Bà Giằng

      1- Lọc theo Thành Phố / Quận với nút loc-theo-thanh-pho-quan

      2- Phóng To / Thu Nhỏ với nút bouton Zoom-unzoom 2-min

      3- Nhấn chuột vào hình Maps Icone BG Small trên bản đồ để hiện Nhà Thuốc gần nhất phân phối Thuốc Bà Giằng®

      > LIÊN HỆ NGAY  ĐỂ ĐẶT MUA VÀ SỬ DỤNG THUỐC BÀ GIẰNG.

      BÁC SĨ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH

      BÀI VIẾT LIÊN QUAN

      SỨC KHỎE THƯỜNG NGÀY

      ☆TIN TỨC MỚI NHẤT

      BÀI VIẾT LIÊN QUAN

      TÌM ĐỌC NHIỀU NHẤT

      — LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI —
      THUỐC BÀ GIẰNG® HIỆN ĐÃ CÓ MẶT TẠI CÁC CHUỖI NHÀ THUỐC:
                     
      — LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI —
      THUỐC BÀ GIẰNG® HIỆN ĐÃ CÓ MẶT TẠI CÁC CHUỖI NHÀ THUỐC:
      2022-07-22T12:03:46+07:00

      Leave A Comment

      Title