Trong rất nhiều căn bệnh mạn tính khó chữa thì các bệnh lý về viêm & thoái hóa xương khớp gây ra khổ sở, đau đớn cho người bệnh. Từ nhiều năm nay, Y học hiện đại đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc kháng viêm khớp, giảm đau có hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm nhất định. Do đó việc tìm ra loại thuốc vừa có tác dụng điều trị bệnh khớp vừa giảm thiểu tác dụng phụ là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Một trong những hướng được chú ý trong những năm gần đây là kế thừa và phát huy những bài thuốc hay, những kinh nghiệm quý của Y học cổ truyền đã được sử dụng từ lâu đời.
8 Vị Thuốc Điển Hình Chữa Bệnh Lý Xương Khớp
Theo các chuyên gia y tế, tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỷ lệ các bệnh xương khớp ngày càng phổ biến. Số liệu điều tra gần đây của Việt Nam cho thấy, số người có tuổi tại nước ta đã lên hơn 6 triệu người, chiếm 7% tổng dân số. Theo dự đoán, tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng trên 10 triệu vào năm 2020. Phụ nữ chiếm khoảng 60% người có tuổi. Do vậy, chăm sóc sức khỏe xương khớp cho người có tuổi đang là vấn đề rất thách thức.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bài thuốc Phong Tê thấp Bà Giằng xuất hiện cách đây gần 100 năm, đã được giới thiệu trong nhiều sách kinh điển về y dược như: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi – NXB Y học 1962), “Thuốc nam, thuốc bắc và các phương thang chữa bệnh” (Tào Duy Cần – NXB KHKT 2001), “Cây thuốc và động vật là thuốc ở Việt Nam” (Viện Dược liệu – Bộ Y tế) đã mang đến thành công cho nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh xương khớp. Theo đó, bài thuốc Phong tê thấp Bà Giằng gồm các vị như: mã tiền, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất, quế chi, thương truật, độc hoạt, thổ phục linh… được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao khi điều trị các bệnh lý xương khớp.
Mã tiền chế có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống, mạnh gân cốt, đau khớp cấp và mãn tính, đau gân cơ;
Đương qui giúp bổ huyết, hoạt huyết, nhuận tràng, thông tiện, thiếu máu, táo bón, đau cơ khớp do ứ huyết;
Đỗ trọng bổ can thận, mạnh gân cốt, đau lưng, mỏi gối, đau nhức xương;
Ngưu tất bổ can thận, mạnh gân cốt, đau lưng, mỏi gối, đau nhức xương;
Quế chi có tác dụng giải cơ, thông dương khí, ôn ấm kinh mạch, giúp dẫn các vị thuốc đến các vị trí tổn thương;
Thương truật giúp khu phong trừ thấp hiệu quả;
Độc hoạt trừ phong thấp chỉ thống (giảm đau), giải biểu.
Thổ phục linh khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương;
Hiệu Qủa Của Bài Thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng
Phong tê thấp Bà Giằng là bài thuốc gia truyền trăm năm, vì vậy nó có tác dụng hiệu quả trong các bệnh lý sau:
– Đau lưng, đau thắt lưng: Bệnh gây mệt mỏi, cảm giác buồn bực, chán ăn. Đau nhiều lúc mới ngủ dậy. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những người ít vận động do nghề nghiệp (nhân viên văn phòng, người bán hàng…).
– Đau cổ, đau vai gáy: Biểu hiện như đau cổ, gáy, cổ mỏi khó xoay kêu lục cục, gây đau đầu hoa mắt buồn ngủ. Cơn đau lan lên thái dương hoặc đau xuống vai gây co cứng cơ.
– Đau nhức xương, tê buồn chân tay: Người bị bệnh chân tay mỏi, cảm giác tê buốt như kiến bò dọc theo ống xương rất khó chịu, gây mất ngủ, sức khỏe dần dần bị hao kiệt.
– Bệnh thấp khớp: Bệnh biểu hiện dưới dạng viêm khớp hoặc đau mỏi các khớp khi vận động. Viêm khớp làm các khớp bị sưng đỏ, đau nhức rất khó cử động chân tay. Bệnh thường phát triển nặng lên vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi.
– Thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ: Bệnh gây ra cơn đau âm ỉ xuất hiện thường xuyên ở vùng cổ gáy, lưng và thắt lưng. Nếu không chữa trị bệnh sẽ phát triển dẫn đến tình trạng dính các đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm rất khó chữa trị.
– Đau thần kinh tọa: Do các đốt sống bị thoái hóa bị sưng lên chèn vào các dây thần kinh gây đau thắt lưng và lan tỏa dọc mông xuống đùi. Bệnh thường chạy từ bên chân này sang chân kia. Cử động bị nhói đau, đi lại khó khăn. Những cơn đau thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi.
Hà Linh
Báo Khoa học & Đời sống
Chuyên Gia Tư Vấn Bệnh

Chất Lượng Bài Viết:
– Chất Lượng Bài Viết –
Leave A Comment