Bệnh Lý Xương Khớp
Nếu như trước kia, các bệnh xương khớp thường thấy ở những người trung niên, người cao tuổi thì ngày nay bệnh xương khớp bắt đầu xuất hiện ở những người trẻ tuổi, người có đặc thù công việc đòi hỏi tập trung cao độ, hạn chế vận động hoặc những người lao động quá sức.
an hững người lao động quá sức.
1. Viêm Khớp Dạng Thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về xương khớp. Bệnh tự miễn dịch, diễn biến mãn tính và xuất hiện chủ yếu ở nữ giới sau 30 tuổi (hơn 70%). Tại Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là 0,5% trong cộng đồng và 20% số bệnh khớp phải nằm viện điều trị. Bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, khả năng vận động và còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế.
Triệu Chứng Viêm Khớp Dạng Thấp
Viêm khớp dạng thấp thường gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, bệnh diễn biến mạn tính có thể dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Đa số các trường hợp viêm khớp khởi phát chậm và tăng dần, nhưng cũng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính.
Khi viêm khớp dạng thấp xảy ra thường có các biểu hiện khá đặc trưng như: cứng khớp buổi sáng, tổn thương đối xứng hai bên, sưng và đau khớp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thì đau tăng dữ dội. Ngoài ra, trên hình chụp X quang sẽ phát hiện các tổn thương ở tổ chức dưới sụn. Cụ thể:
Xác định chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp khi có 4/7 tiêu chuẩn sau:
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
- Sưng đau kéo dài, tối thiểu 3 khớp trong số 14 khớp sau: Ngón tay gần, bàn ngón, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân.
- Sưng đau một trong 3 vị trí: khớp ngón tay gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
- Sưng khớp đối xứng.
- Có hạt dưới da.
- Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp (+).
- Hình ảnh X quang điển hình.
(Theo tiêu chuẩn ACR – 1987)
Tại Việt Nam do thiếu các phương tiện kỹ thuật cần thiết, nên chẩn đoán xác định dựa vào các yếu tố sau:
- Nữ tuổi trung niên.
- Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay, phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷu.
- Đối xứng.
- Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.
- Diễn biến trên 2 tháng.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: giới tính, độ tuổi hay các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn,…
Theo YHCT có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh Viêm khớp dạng thấp:
Nguyên nhân bên ngoài là do các tà khí Phong, Hàn, Thấp xâm nhập vào cơ thể, làm cho khí huyết bế tắc mà sinh ra bệnh. Các khí này bị tắc lưu lại ở kinh lạc hoặc tạng phủ sẽ gây sưng đau, nhức mỏi, tê bì ở một vùng cơ thể hoặc các khớp xương.
Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân bên trong, do cơ thể có Vệ khí suy yếu, khí huyết hư hoặc can thận hư suy.
Nguyên tắc điều trị:
- VKDT là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục, có khi đến hết cả đời.
- Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng thuốc và vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
- Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh để phòng tránh các tai biến, biến chứng có thể xảy ra.
[Đọc thêm: Phương Thuốc Bí Truyền Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp]
Hiện nay, Viêm khớp dạng thấp có thể điều trị bằng nhiều phương pháp:
Trong Tây y thường dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho khớp… hiệu quả mang lại tức thì nhưng cần theo dõi liên tục tránh các ảnh hưởng đến dạ dày gan thận và sự tái phát của bệnh.
Trong Đông y sử dụng các loại thuốc có tác dụng khu phong trừ thấp, tán hàn thanh nhiệt, bổ gan thận, khí huyết hoặc sử dụng các liệu pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bớp, ngâm rượu thuốc… sẽ mang lại nhiều hiệu quả và thành phần là thảo dược nên thuốc thường rất lành tính. Việc áp dụng Đông y trong điều trị các bệnh xương khớp ngày nay đang thấy rõ sự hiệu quả mang lại tuy nhiên việc tìm kiếm và sử dụng được bài thuốc phù hợp và hiệu quả với mỗi người bệnh thường rất khó khăn. Do đó cần phân biệt rõ ràng giữa thuốc và thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị đồng thời cần chọn lọc bài thuốc phù hợp và hiệu quả nhất để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ở Việt Nam thế kỷ thứ 14 Tuệ Tĩnh đã sử dụng các vị thuốc nam để chữa bệnh đau xương khớp, phong thấp, tê bì như: Cỏ xước, Tang ký sinh, Ngũ gia bì, Thổ phục linh,… Kế thừa những vị thuốc chữa bệnh ấy, ngày nay Y học cổ truyền đã nghiên cứu và phát triển các bài thuốc chữa bệnh phong thấp kết hợp với các vị thuốc hoạt huyết, bổ huyết, bổ thận để điều trị bệnh Viêm khớp dạng thấp và một trong những bài thuốc hiệu quả được đánh giá cao hơn cả đó là thuốc gia truyền Phong tê thấp Bà Giằng.
2. Thoái Hóa Khớp
Thoái Hóa Khớp là những bệnh của khớp và cột sống mạn tính gây đau và biến dạng khớp, không có biểu hiện viêm. Tổn thương của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống), kèm theo những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Thoái hóa khớp thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi và xảy ra do tình trạng lão hóa của xương khớp hoặc sụn khớp phải chịu áp lực quá tải kéo dài.
Thống kê của WHO cho thấy có 0,3 – 0,5% dân số có bệnh lý về khớp thì trong đó bệnh thoái hoá khớp chiếm 20%. Ở Mỹ có 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Ở Pháp tình trạng Thoái hóa khớp chiếm 28% số bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam: trong các bệnh về xương khớp, thoái hóa khớp chiếm 10,41%.
Các Vị Trí Xảy Ra Thoái Hoá Khớp
Thoái Hoá Khớp thường xuất hiện nhiều nhất ở các vị trí sau theo thứ tự giảm dần: Cột sống thắt lưng, Cột sống cổ, Gối, Háng, Các ngón tay,…
Thoái Hoá Khớp Thường Gặp:
- Thoái hóa thắt lưng, cột sống: Dạng thoái hóa cột sống phổ biến nhất, có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa gây đau từ lưng xuống đùi, đau nhiều khi mới ngủ dậy.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Gây đau khu vực cổ và lan xuống một bên hoặc cả hai bên cánh tay.
- Thoái hóa khớp gối: Dạng thoái hóa khớp phổ biến nhất. Do khớp gối là vị trí chịu toàn bộ lực, giúp nâng đỡ và giúp cơ thể vận động, di chuyển.
- Thoái hóa khớp háng: Gặp nhiều ở phụ nữ do quá trình mang thai sinh nở hoặc đàn ông lao động nặng, các vận động viên thể thao…
- Thoái hóa khớp ngón và bàn tay: bệnh thường xuất hiện từ đốt cuối ngón tay cái, lan rộng cả bàn tay. Lâu dần, bàn tay có thể bị xuất hiện các nốt cứng, gồ ghề và vẹo ngón.
- Thoái hóa xương khớp bàn chân: Thoái hóa thường bắt đầu từ đốt cuối ngón chân cái, làm ngón này sưng tấy, biến dạng, cong vẹo, gây khó khăn trong việc đi lại.
- Thoái hóa khớp gót chân: Cảm giác khó chịu khi bước chân xuống giường vào buổi sáng, thoái hóa khớp gót chân làm bệnh nhân buồn bực bàn chân, khó khăn khi đi lại.
Thoái Hóa Khớp liên quan chặt chẽ đến yếu tố tuổi. Khi tuổi cao, hàm lượng nước trong sụn khớp tăng lên, hàm lượng Protid và chất lượng Protid trong sụn khớp giảm xuống. Do đó, sụn khớp bắt đầu thoái hóa, các khớp sụn xuất hiện vết nứt gây mòn sụn hoặc bong các mảnh sụn và nặng nề nhất là mất sụn. Việc vận động khớp bị tổn thương sẽ kích thích dẫn đến tình trạng viêm sụn, đau khớp và sưng nề tràn dịch khớp. Sự ma sát giữa hai đầu xương do mất sụn khớp sẽ kích thích mô xương mới phát triển tạo nên các chồi xương (gai xương) ở quanh khớp, gây đau và hạn chế vận động.
Những chấn thương tái diễn ở các khớp như dây chằng, xương và sụn cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Sự tăng lên bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp và đĩa đệm gây quá tải cho sụn khớp, do đó béo phì là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối. Những người thường xuyên mang vác nặng cũng gây nên hiện tượng chèn ép quá tải cho lớp sụn khớp và cũng dẫn đến thoái hoá khớp.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng gây ra Thoái hóa khớp như: bệnh Gút, đái tháo đường hay do bất thường cấu trúc khớp bẩm sinh và đôi khi là các rối loạn hormone khác.
Theo năm tháng, con người dần già đi, xương khớp sẽ ngày một lão hoá, vì vậy việc điều trị để khỏi hoàn toàn bệnh thoái hoá khớp dường như là điều không thể. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh cũng như giảm thiểu những biến chứng của thoái hoá khớp bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Điều trị bệnh Thoái Hoá Khớp theo Tây y mục đích chính của phương pháp là nhằm giảm đau, duy trì vận động khớp và làm chậm tiến triển của bệnh. Lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân, như tuổi, cân nặng, mức độ thoái hóa cũng như các bệnh kèm theo. Bên cạnh đó cần theo dõi sát biến chuyển của bệnh và sử dụng thuốc một cách hợp lý để giảm thiểu những tác dụng không mong muốn mà thuốc giảm đau, chống viêm gây ra. Để có thể nhanh chóng khỏi bệnh, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y và vật lý trị liệu.
Hiện nay, sử dụng thuốc Đông y được cho là Hiệu quả và An toàn hơn cả. Các bài thuốc gia truyền chứa các thành phần như Mã Tiền Chế, Thổ Phục Linh, Bạch Truật,… có trong thuốc gia truyền Phong Tê Thấp Bà Giằng rất hiệu quả với các bệnh về xương khớp, vừa giúp điều trị bệnh vừa ngăn ngừa tiến triển và biến chứng của các bệnh xương khớp.
viêm khớp, thoái hóa đa khớp
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm Dược Phẩm Bà Giằng. Với tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp bạn có thể tham khảo sử dụng Phong Tê Thấp Bà Giằng để điều trị. Phong tê thấp Bà Giằng là bài thuốc nam gia truyền hơn 100 năm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành dưới dạng thuốc chuyên điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Thoái hóa khớp, Thoái hóa cột sống lưng, cột sống cổ, đau nhức các khớp, Viêm khớp, Đau thần kinh tọa, hỗ trợ điều trị Thoát vị đĩa đệm…. Liệu trình điều trị khoảng 2-3 tháng. Xin hỏi Bạn bị tình trạng nay bao nhiêu lâu rồi, đã đi khám và điều trị gì chưa? Bạn năm nay bao nhiêu tuổi, có tiền sử bệnh lý gan, thận, tim mạch hay bệnh lý gì khác không? Bạn có thể để lại thông tin tại đây Bác sĩ sẽ tư vấn liều dùng và cách dùng cụ thể cho bạn hoặc Bạn có thể gọi điện đến tổng đài miễn phí cước 1800-6036 để được tư vấn trực tiếp.
tôi năm nay 62 t, tôi bị đau khớp vai trái qua chụp XQ , bs bảo bị khô magf bao dịch, khủy tay phải chụp XQ bs bảo bị viêm dây chằng, 2 khớp gối bị đau mỏi khi đi lên cầu thang, bàn chân phải đau dưới mấy ngón chân khi đi nhiều và đứng lâu.Mỗi sáng thức dậy thấy tê cứng hai bàn tay.Tôi bị hơn 1 năm nay đã uống nhiều thuốc từ Tây y , đông y . Nhờ BS tư vấn và hướng điều trị
Chào bạn tình trạng bệnh của bạn hiện tại đau nhức nhiều vị trí và kết hợp của nhiều bệnh lý hướng tới như thoái hóa khớp vai, Thoái hóa khớp gối và viêm khớp dạng thấp gây nên đau cứng khớp tại bàn tay và ngón tay. VỚi tính chất bệnh lý tự miễn thì không thể hết hẳn được nhưng điều trị sẽ giảm đợt tiến triển cấp tính và hạn chế biến chứng là biến dạng khớp.
Về các bệnh lý trên quy theo đông y vẫn thuốc chứng Tý, gây nên bởi các yếu tố Phong hàn Thấp. Chính vì vậy bạn có thể dùng thuốc Phong tê thấp Bà Giằng để điều trị. Liệu trình phù hợp của bạn là liên tục từ 3 đến 6 tháng, sau đó có thể có các đợt duy trì.
Bạn cần dùng kiên trì và tuân thủ điều trị.
Để hướng dẫn bạn liều dùng cụ thể bạn có thể cho biết ngoài bệnh ý xương khớp bạn có bệnh lý gì về tim mach huyết áp hay gan thận không chúng tôi sẽ hướng dẫn liều dùng cho bạn. Bạn có thể để thông tin tại đây hoặc gọi lên tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6036 để chúng tôi tư vấn trực tiếp cho bạn về tình trạng bệnh