Viêm Khớp Dạng Thấp
Viêm khớp dạng thấp (Viêm Đa Khớp) là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về xương khớp. Các dấu hiệu cụ thể của bệnh đó là cứng khớp vào buổi sáng, sưng nóng hoặc đỏ, đau ở các khớp ngón tay, ngón chân, khớp bàn – ngón, khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu và các tổn thương thường đối xứng ở hai bên. Bệnh có lúc biểu hiện rầm rộ, có lúc âm thầm nhưng tái phát nhiều lần khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, tình trạng nặng có thể dẫn tới tàn phế.

Viêm Khớp Dạng Thấp
Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, chính là cơ hội thuận lợi làm khởi phát nhiều loại bệnh như sung huyết, nhiễm trùng, đau khớp, dị ứng. Hiện tượng này xảy ra do chúng ta không có khả năng tự bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân bình thường bên ngoài môi trường, do nhiều lý do khác nhau. Nhìn chung, nguyên nhân chính gây ra các bệnh theo mùa là do sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng rối loạn của cơ thể gây và đó là lý do khiến cho bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp dạng thấp nói riêng thường đau tăng nhiều hơn khi chuyển mùa.
Viêm khớp dạng thấp (Viêm Đa Khớp) là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về xương khớp. Bệnh tự miễn dịch, diễn biến mãn tính và xuất hiện chủ yếu ở nữ giới sau 30 tuổi (hơn 70%). Tại Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là 0,5% trong cộng đồng và 20% số bệnh khớp phải nằm viện điều trị.
Bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, khả năng vận động và còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế.
Nguyên Nhân Viêm Khớp Dạng Thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: giới tính, độ tuổi hay các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn,…
Theo YHCT có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh Viêm khớp dạng thấp:
Nguyên nhân bên ngoài là do các tà khí Phong, Hàn, Thấp xâm nhập vào cơ thể, làm cho khí huyết bế tắc mà sinh ra bệnh. Các khí này bị tắc lưu lại ở kinh lạc hoặc tạng phủ sẽ gây sưng đau, nhức mỏi, tê bì ở một vùng cơ thể hoặc các khớp xương.
Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân bên trong, do cơ thể có Vệ khí suy yếu, khí huyết hư hoặc can thận hư suy.
Làm Sao Nhận Biết Triệu Chứng Của Viêm Khớp Dạng Thấp?
Viêm khớp dạng thấp thường gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, bệnh diễn biến mạn tính có thể dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Đa số các trường hợp viêm khớp khởi phát chậm và tăng dần, nhưng cũng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính.
Khi viêm khớp dạng thấp xảy ra thường có các biểu hiện khá đặc trưng như: cứng khớp buổi sáng, tổn thương đối xứng hai bên, sưng và đau khớp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thì đau tăng dữ dội. Ngoài ra, trên hình chụp X quang sẽ phát hiện các tổn thương ở tổ chức dưới sụn.
Cụ thể:
Xác định chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp khi có 4/7 tiêu chuẩn sau:
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
- Sưng đau kéo dài tối thiểu 3 khớp trong số 14 khớp sau: ngón tay gần, bàn ngón, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân.
- Sưng đau một trong 3 vị trí: khớp ngón tay gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
- Sưng khớp đối xứng.
- Có hạt dưới da.
- Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp (+).
- Hình ảnh X quang điển hình. (Theo tiêu chuẩn ACR – 1987)
Tại Việt Nam do thiếu các phương tiện kỹ thuật cần thiết, nên chẩn đoán xác định dựa vào các yếu tố sau:
- Nữ tuổi trung niên.
- Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay, phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷu.
- Đối xứng.
- Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.
- Diễn biến trên 2 tháng.
Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Như Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Nguyên tắc điều trị:
- VKDT là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
- Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng thuốc và vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
- Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh để phòng tránh các tai biến biến chứng có thể xảy ra.
[Đọc thêm: Phương Thuốc Bí Truyền Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp]
Hiện nay, Viêm khớp dạng thấp có thể điều trị bằng nhiều phương pháp:
Trong Tây y thường dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng cho khớp… hiệu quả mang lại tức thì nhưng cần theo dõi liên tục tránh các ảnh hưởng đến dạ dày gan thận và sự tái phát của bệnh.
Trong Đông y sử dụng các loại thuốc có tác dụng khu phong trừ thấp, tán hàn thanh nhiệt, bổ gan thận, khí huyết hoặc sử dụng các liệu pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bớp, ngâm rượu thuốc… sẽ mang lại nhiều hiệu quả và thành phần là thảo dược nên thuốc thường rất lành tính. Việc áp dụng Đông y trong điều trị các bệnh xương khớp ngày nay đang thấy rõ sự hiệu quả mang lại tuy nhiên việc tìm kiếm và sử dụng được bài thuốc phù hợp và hiệu quả với mỗi người bệnh thường rất khó khăn. Do đó cần phân biệt rõ ràng giữa thuốc và thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị đồng thời cần chọn lọc bài thuốc phù hợp và hiệu quả nhất để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ở Việt Nam thế kỷ thứ 14 Tuệ Tĩnh đã sử dụng các vị thuốc nam để chữa bệnh đau xương khớp, phong thấp, tê bì như: Cỏ xước, Tang ký sinh, Ngũ gia bì, Thổ phục linh,… Kế thừa những vị thuốc chữa bệnh ấy, ngày nay Y học cổ truyền đã nghiên cứu và phát triển các bài thuốc chữa bệnh phong thấp kết hợp với các vị thuốc hoạt huyết, bổ huyết, bổ thận để điều trị bệnh Viêm khớp dạng thấp và một trong những bài thuốc hiệu quả được đánh giá cao hơn cả đó là thuốc gia truyền phong tê thấp Bà Giằng.
chào BS.Có rất nhiều chương trình quảng cáo về thuốc viêm khớp dạng thấp.em đang bị đi khám bs Bạch Mai cho dùng thuốc medrol 4mg vậy có nên dùng tiếp không ạ?
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Dược Phẩm Bà Giằng. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng giúp duy trì cuộc sống bình thường. Bạn đã đi thăm khám và được bác sĩ kê đơn thì nên tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định và thăm khám lại định kỳ. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thuốc Phong tê thấp Bà Giằng để điều trị. Phong tê thấp Bà Giằng có thể cải thiện cho bạn những vấn đề sau:
– Giảm tối đa các đợt viêm cấp tiến triển, từ đó giảm sưng nóng đỏ đau các khớp
– Tăng tầm vận động khớp
– Giảm hẳn cứng khớp buổi sáng
– Giảm thiểu quá trình thoái hoá khớp
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại:
http://bagiang.com/cty-ba-giang/phong-te-thap-ba-giang/,
http://bagiang.com/2017/04/17/viem-khop-dang-thap/.
Bạn có thể để lại số điện thoại tại đây hoặc gọi đến tổng đài tư vấn 1800-6036 (miễn cước) Bác sĩ sẽ giải đáp giúp bạn. Trân trọng.
[…] buồn tay chân thường thấy. Các tổn thương có thể do viêm khớp thông thường, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống,… gây đau nhức và tê buốt tại các vị trí khớp xương […]
[…] có thể do một số bệnh mạn tính kéo dài như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,…Ngoài ra, Người bị bệnh béo phì, thừa cân cũng dễ bị tràn dịch […]
Chào bác sĩ, tôi bị cắn nhứt xương khớp. Nhất là khi trời chuyển mưa hoặc nắng. Lòng hai bàn chân rần cần khó chịu, không mang giày được lâu. Hai ngón chân cái và ngón trỏ hay bị tê. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.
Chào bác sĩ ạ thuốc phong tê thâp bà giằng có uống được khi đag nuôi con nhỏ 10thang k a
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến dược phẩm Bà Giằng. Nếu đang trong thời kỳ cho con bú thì không nên sử dụng thuốc Phong tê thấp Bà Giằng bạn nhé. Bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị khác và sau khi cai sữa nếu bạn muốn sử dụng thuốc thì có thể liên hệ lại với chúng tôi hoặc gọi đến tổng đài 18006036 để được tư ván về bệnh và cách sử dụng thuốc hiệu quả nhé. Cảm ơn bạn đã liên hệ nhà thuốc.
Chào bac sĩ, trieu chứng cổ tay, cổ chưng bi xưng nhưng k đau vay co goi la viem khớp dạng thấp k bac sĩ
Chào bạn,
Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR ) 1987
– Hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần
+ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ
+ Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
+ Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
+ Viêm khớp đối xứng
+ Hạt dưới da
+ Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính
+ Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thày thuốc.
Để có chẩn đoán chính xác bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế bạn nhé.
Để được bác sĩ tư vấn, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn phí 1800.6036 nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Dược Phẩm Bà Giằng.
chào bác sĩ , mẹ em năm nay 57 tuổi mẹ em bị đau xương khớp dạng thấp mỗi lần cơn đau là tất cả các khớp đều xưng lên còn kèm theo hiện tượng lên sốt nữa .mẹ em cũng từng điều trị thuốc tây , thuốc đông y , thuốc nam đủ các loại mà vẫn không thiên giảm . bệnh của mẹ em cũng được 4 năm rồi . Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em ạ . sđt của em : 01665300526
Chào bạn. Thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng có tác dụng điều trị tốt đối với bệnh lý viêm khớp dạng thấp thể phong, hàn, thấp. Tuy nhiên đối với tình trạng bệnh lý của mẹ bạn là viêm khớp dạng thấp thể nhiệt, do vậy bác sĩ cần đánh giá thêm và khai thác thêm thông tin để tư vấn cụ thể cho bạn bạn nhé. Bác sĩ sẽ liên hệ trực tiếp cho bạn. Cảm on bạn đã quan tâm đến Dược Phẩm Bà Giằng.
tôi bị viêm khớp dạng thấp đau hai bàn chân đối xứng và nhất là phía ngón cái sưng đỏ có lúc cứng hai cổ chân và lên đầu gối liệu có chữa được khỏi không và thời gian bao lâu?
Chào bạn. Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn do cơ chế hệ miễn dịch của cơ thể “không nhận ra” màng hoạt dịch tại các khớp là bộ phận của cơ thể do đó sản xuất ra hàng loạt kháng thể, tế bào miễn dịch để gây viêm nhằm loại bỏ nó ra khỏi cơ thể như một thành phần lạ (kháng nguyên lạ). Bệnh thường tái phát thành nhiều đợt về lâu dài sẽ gây ra các tổn thương ở khớp, gây ảnh hưởng đến vận động của khớp. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Do cơ chế phức tạp như vậy cho nên đến thời điểm hiện tại kể cả TÂY Y và ĐÔNG Y đều chưa thể điều trị dứt điểm được căn bệnh này.
Mục tiêu điều trị nhằm giảm bót sự sưng đau và tổn thương ở khớp, ngằn ngùa tái phát bệnh.
Bạn có thể điều trị bằng thuốc Tây hoặc Phong tê thấp Bà Giằng để đạt được mục đích trên.
Đối với thuốc tây bạn nên có chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc.
Đối với Phong tê thấp Bà Giằng không gây ảnh hưởng đến cơ thể tuy nhiên bạn nên sử dụng tối thiểu 3 tháng để đạt hiệu quả điều trị.
Bạn có thể gọi đến 18006036 để bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.